Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáng sinh ở Nhà Trắng qua các thời kỳ

Mặc dù là một biểu tượng của Giáng sinh, cây thông không được lựa chọn là vật trang trí trong Nhà Trắng ở những đời tổng thống đầu vào thế kỉ 19. Sang đến thế kỉ 20, cây thông mới được đưa vào toà nhà biểu tượng của nước Mỹ. Hãy cùng chiêm ngưỡng những cây thông ấn tượng nhất qua các đời tổng thống.

(1934) Cây thông ở sảnh Đông của Nhà Trắng dành cho quan khách, trong khi tổng thống Franklin Delano Roosevelt cũng có thêm một cây thông gia đình ở tầng 2. Ảnh: Getty Images.
(1934) Cây thông ở sảnh Đông của Nhà Trắng dành cho quan khách, trong khi tổng thống Franklin Delano Roosevelt cũng có thêm một cây thông gia đình ở tầng 2. Ảnh: Getty Images.
(1939) Trong 12 năm làm tổng thống, FDR có nhiều truyền thống Giáng sinh gia đình như trang trí cây thông bằng nến, đọc cuốn
(1939) Trong 12 năm làm tổng thống, FDR có nhiều truyền thống Giáng sinh gia đình như trang trí cây thông bằng nến, đọc cuốn “Bài ca Giáng sinh” của Charles Dicken và đi nhà thờ vào buổi sáng Giáng sinh. Ảnh: Getty Images.
(1941) Sau khi Mỹ tham chiến trong Thế chiến II sau vụ đánh bom Trân Châu Cảng, nhà Roosevelts đã mời Winston Churchill đến Nhà Trắng vào Giáng sinh. Ảnh: Getty Images.
(1957) 26 cây thông được đặt khắp Nhà Trắng trong nhiệm kì của Eisenhower đã giữ kỉ lục về số lượng đến năm 1997. Ảnh: Getty Images.
(1958) Tổng thống Eisenhower chụp ảnh Giáng sinh cùng gia đình bên ngoài Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images.
(1960) Gia đình Eisenhower đứng trước cây thông trang trí dây kim tuyến bạc trong năm cuối cùng của họ ở Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images.
(1961) Truyền thống trang trí theo chủ đề Giáng sinh bắt nguồn từ Jacqueline Kennedy khi bà trang hoàng cây thông với các quả cầu trang trí từ vở ba lê “Nutcracker Suite”
(1962) Tổng thống Kennedy chụp ảnh cùng gia đình và chú chó vào Giáng sinh cuối cùng của ông. Ảnh: Getty Images.
(1965) Trong một chuyến thăm đến Mỹ trước Giáng sinh, Thủ tướng Harold Wilson và vợ chiêm ngưỡng cây thông của Nhà Trắng cùng tổng thống Johnson cùng Đệ Nhất Phu nhân. Ảnh: Getty Images.
(1967) Cây thông Nhà Trắng rực rỡ với những dải bỏng ngô cùng sự kết hợp giữa màu sắc rực rỡ và các quả cầu trang trí. Ảnh: Getty Images.
(1969) Hai chú chó của Nixon, Pasha và vua Timahoe tạo trước cây thông tí hon với chú chó poodle Vicki của Eisenhower. Ảnh: Getty Images.
(1970) Từ thời tổng thống Hoover năm 1929, trách nhiệm trang trí cây thông chính của Nhà Trắng đã được đặt lên vai các Đệ Nhất Phu nhân. Năm 1970, Patricia Nixon trang trí cây thông với quả cầu trang trí thuỷ tinh và dây kim tuyến. Ảnh: Getty Images.
(1971) Richard Nixon cùng vợ và các con chụp ảnh trước cây thông ở Phòng Xanh. Ảnh: Getty Images.
(1972) Đệ Nhất Phu nhân Patricia Nixon rạng rỡ ở sảnh Nhà Trắng được trang trí với cây cối và vòng hoa. Ảnh: Getty Images.
(1974) Trong Giáng sinh đầu ở cương vị Đệ Nhất Phu nhân, Betty Ford trang trí cây thông ở Phòng Xanh với ruy băng và các quả cầu trang trí cổ điển. Ảnh: Getty Images.
(1975) Betty Ford mang đến một vẻ hiện đại hơn khi trang trí cây thông năm 1975 với các dải dây giấy, dây bỏng ngô và đồ trang trí gỗ. Ảnh: Getty Images.
(1977) Đệ Nhất Phu nhân Rosalynn Carter trang trí cây thông Nhà Trắng năm 1977 với các đồ trang trí được làm bởi các thành viên Hội người thiểu năng trí tuệ quốc gia. Ảnh: Getty Images.
(1978) Đệ Nhất Phu nhân trang trí cây thông ở Phòng Xanh với đồ chơi cổ từ bảo tàng Margaret Woodbury Strong. Ảnh: Getty Images.
(1981) Nhà Reagan chụp ảnh trước cây thông ở sảnh Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images.
(1982) Nancy Reagan lựa chọn kết hợp trang trí đèn trắng và vàng với đồ trang trí thiên thần trong Giáng sinh thứ hai của bà ở Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images.
(1983) Trong bức ảnh hé lộ cây thông Nhà Trắng năm 1983, Đệ Nhất Phu nhân chụp ảnh cùng Mr.T, ngôi sao của bộ phim A-Team, trong trang phục ông già Noel. Ảnh: Getty Images.
(1985) Ngôi sao bộ phim Dallas Larry Hogman diện bộ trang phục ông già Noel trong chuyến tham quan Nhà Trắng dịp Giáng sinh trong khi Nancy Reagan chọn phong cách cổ điển để trang trí cho cây thông Phòng Xanh. Ảnh: Getty Images.
(1987) Tổng thống và Đệ Nhất Phu nhân chụp ảnh trước cây thông cao gần 6 m đến từ Tây Viriginia. Cây thông năm 1987 được trồng tại trang trại Sundback. Cây thông Nhà Trắng được lựa chọn hằng năm trong một cuộc thi toàn quốc. Ảnh: Getty Images.
(1989) Barbara Bush trang trí cây thông trong Giáng sinh đầu tiên ở Nhà Trắng với những con búp bê từ sách truyện thiếu nhi. Ảnh: Getty Images.
(1991) Cây thông năm 1991 được trang trí với 1200 quả cầu trang trí tí hon. Ba trong số đó được Đệ Nhất Phu nhân trực tiếp làm. Ảnh: Getty Images.
(1992) Barbara Bush giới thiệu trang trí Giáng sinh cùa Nhà Trắng với chú chó Springer Spaniel Anh Millie. Ảnh: Getty Images.
(1993) Đệ Nhất Phu nhân HiIary Clinton kết hợp đồ trang trí cổ điển và vui nhộn cho cây thông cao gần 6 m trong Giáng sinh đầu tiên ở Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images.
(1994) Clinton nói về mong ước “mọi người dân Mỹ hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của ngày lễ” khi bà đứng cạnh cây thông 6 m của Nhà Trắng được trang trí bởi các nghệ sĩ và các em học sinh Mỹ. Ảnh: Getty Images.
(1995) Đồ trang trí năm 1995 với chủ để “Ngôi nhà đêm trước Giáng sinh” được tặng bởi các kiến trúc sư, thợ dệt, trường nấu ăn, trường tiểu học. Và đúng với bài thơ kinh điển, các thợ bánh của Nhà Trắng đã làm nên một chiếc bánh gừng 30 kg phỏng theo ngôi nhà thời thơ ấu của Hilary. Ảnh: Getty Images.
(1997) Đệ Nhất Phu nhân đứng trước cây thông 6 m từ Grassy Creek, Bắc Carolina với đồ trang trí được làm bởi các thành viên Hội dệt may quốc gia, Hội đồng thiết kế thời trang Mỹ và các đồ trang trí bằng thuỷ tinh phỏng theo chủ đề “Xưởng của ông già Noel”. Ảnh: Getty Images.
(2000) Trong năm cuối cùng ở Nhà Trắng, nhà Clinton chọn chủ đề trang trí “Bức gương Giáng sinh” và trang trí cây thông thư viện với mô hình những địa danh lịch sử. Ảnh: Getty Images.
(2001) Sau vụ khủng bố 11-9, Nhà Trắng dừng các tour tham quan nên công chúng không thể tận mắt chiêm ngưỡng chủ để trang trí “Ngôi nhà của ngày lễ”. Laura Bush chọn chủ đề này bởi “cả ngôi nhà và gia đình đều có ý nghĩa đặc biệt với người dân Mỹ.” Ảnh: Getty Images.
(2003) Đệ Nhất Phu nhân Laura Bush tỏ lòng kính trọng với mẹ chồng, Barbara Bush, với chủ đề “Mùa của những câu chuyện”. Cựu Đệ Nhất Phu nhân Barbara Bush cũng từng trang trí cây thông tương tự vào năm 1989. Ảnh: Getty Images.
(2006) Nhà Trắng đón một Giáng sinh trắng với chủ đề “Chào đón tất cả” với ruy băng đỏ, đồ trang tí bạc và tuyết giả trên cành cây. Ảnh: Getty Images.
(2007) Cây thông ở Phòng Xanh lấy cảm hứng từ công viên quốc gia với 347 đồ trang trí được làm thủ công tượng trưng cho các công viên, đài tưởng niệm, bờ biển và các di tích. Ảnh: Getty Images.
(2009) Chủ đề Giáng sinh đầu tiên của Michelle Obama là “Chiêm nghiệm, sống vui và cách tân” với thông điệp ý nghĩa về môi trường. Các cây thông không chỉ được thắp sáng bởi đèn LED mà sáu trong số này còn được trồng lại bởi các công viên quốc gia sau khi được trưng bày. Ảnh: Getty Images.
(2011) Chủ đề Giáng sinh năm 2011 của Nhà Trắng là “Toả sáng, cho đi và sẻ chia” nhằm vinh danh các gia đình có người phục vụ trong quân ngũ. Cây thông chính được trang trí với các huân chương và thiệp Giáng sinh của các em nhỏ trên toàn thế giới gửi đến các doanh trại quân đội. Ảnh: Getty Images.
(2012) Obama chọn chủ đề “Niềm vui cho mọi nhà” cho Giáng sinh 2012. Phần trang trí bao gồm một mô hình làm bằng bánh gừng của Nhà Trắng được hoàn thiện với hình ảnh chú chó Bo. Ảnh: Getty Images.
(2014) Michelle Obama trang trí Nhà Trắng theo chủ đề “Xứ sở thần tiên mùa đông cho trẻ em” và mời các gia đình quân đội tham quan đầu tiên. Ảnh: Getty Images.
(2015) Obama trang trí cây thông trong Phòng Xanh với ba màu đỏ, trắng, xanh với mục đích tri ân các gia đình quân đội. Dải ruy băng quấn quanh cây tượng trưng cho những lời nhắn gửi từ binh lính Mỹ đến gia đình họ. Ảnh: Getty Images.
(2017) Đệ Nhất Phu nhân Melania Trump đi qua Cánh Đông được trang trí theo chủ đề “Tôn vinh truyền thống”. Ảnh: Getty Images.
(2018) Nhà Trắng hé lộ loạt cây với màu đỏ rực theo chủ đề “Báu vật nước Mỹ”. Ảnh: Getty Images.

Chú Chệc bán đậu phộng rang

Quần chằm khiếu, áo lang thang Trên đầu đội cái nón rách Đi khắp ngả quanh đường tách Làng trên xóm dưới rao vang: Tàu phọng rang! Thùng thiếc treo...

Lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh màu

Năm 1861, nhà vật lí James Clerk Maxwell đã công bố khám phá của ông về quá trình ba màu mà công nghệ nhiếp ảnh màu ngày nay vẫn được...

Tam giới trong Phật giáo là gì?

Tam giới (ba cõi – tiếng Phạn: Triloka) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng...

Lời Đức Phật dạy về hôn nhân

Phật dạy hôn nhân chính là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình....

Sự phân biệt giàu nghèo ở học sinh

Câu chuyện tán gẫu với thái độ xem thường của ba học sinh về một người bạn vắng mặt. Câu chuyện bắt đầu từ học sinh A: “Ê, tao mới...

Mùa cưới và chiếc bánh phu thê xứ Huế

Huế không phải là vùng đất duy nhất trên cả nước có bánh phu thê (hay còn gọi là su sê) lá dừa. Bánh phu thê  có ở nhiều nơi,...

Chữ “Ký” trong tiệm ăn

Ở Sài Gòn-Chợ Lớn ta thường bắt gặp nhiều bảng hiệu như Lương Ký Mì Gia, Bồi Ký Mì Gia, Thiệu Ký Mì Gia, Hải Ký Mì Gia, Huê Ký...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Châu Đốc

Vùng đất Châu Đốc nguyên là đất thuộc Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn (Ang Ton) nhượng đất này...

Giữ thể diện khác biệt với “hư vinh” và “không nhận lỗi”

Người Trung Hoa cổ đại có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có thể diện, giống như...

Hé lộ “động trời” về sở thích của trùm phát xít Hitler

Là nhà lãnh đạo khét tiếng tàn độc, trùm phát xít Hitler khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi có sở thích hội họa. Do vẽ tranh không đẹp...

Cơm vua và bài học văn hóa

Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua, Thợ thua cơm làng, Thợ nào...

Di sản Sùng Nam của văn hoá Bách Việt

Cách cư xử của người Trung Hoa mặc nhiên thể hiện tâm thức hướng Nam, hình thành văn hóa Sùng Nam do người Bách Việt lưu lại. Người Hoa có...

Exit mobile version