Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nói một chút về Văn hóa ứng xử tại Mỹ

Ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin. Họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường, mà thường đứng ở ngã tư đông người giơ tấm biển “cần giúp đỡ”.
Sau hơn một năm sống ở Mỹ, tôi có cảm nhận về văn hóa trong ứng xử của xã hội Mỹ mà tôi được tiếp xúc, xin nêu ra để chúng ta cùng nhau trao đổi.


Tôi nói như vậy vì ở Việt Nam mỗi buổi chiều tối nhất là những ngày lễ hay cuối tuần, các nhà hàng, quán nhậu người đi xe (gắn máy, xe hơi) đến ăn nhậu rồi sau đó lái xe về có ai chấp hành đâu, mặc dầu có luật cấm uống rượu bia khi lái xe (trong số đó có tôi khi còn ở Việt Nam).
Những con đường nội bộ trong siêu thị, khu mua sắm, khu dân cư khi gặp người đi bộ băng ngang qua thì tất cả lái xe phải dừng lại nhường đường sau đó mới chạy tiếp. Xe hơi chạy rất nhiều trên đường cũng như trong trung tâm thành phố nhưng không có một tiếng còi xe, nhiều lúc thèm được nghe một tiếng còi xe như hồi còn ở Việt Nam nhưng không có, dù nhà tôi ở cạnh đường xe lưu thông. Giữa đêm khuya vắng vẻ không có chiếc xe nào qua lại nhưng người lái xe vẫn chờ đèn xanh ở ngã tư bật sáng lên rồi mới tiếp tục chạy.

Thậm chí ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin, họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường. Thỉnh thoảng tôi thấy họ thường đứng ở ngã tư có đèn giao thông xe cộ hay dừng lại và cầm tấm bản nhỏ ghi chữ “cần giúp đỡ” hay ngồi một chỗ xin nơi có đông người qua lại mà không làm phiền ai cả (cũng xin nói thêm thường họ không làm việc và là những người nát rượu).
Xã hội nào cũng có nhiều nét văn hóa, trong đó văn hóa ứng xử tuy không có gì cao siêu, nó rất giản dị và bình thường, nhưng nó làm cho con người đối xử với nhau tốt đẹp hơn. Tôi chỉ nêu ra những cái phổ biến đã thấy và tiếp xúc được. Qua phần trình bày trên tôi không có ý đề cao xã hội Mỹ, tôi chỉ nhìn với góc độ văn hóa và tôi nghĩ rằng dù bạn là ai, sống ở nước nghèo, hay nước giàu có thì văn hóa ứng xử tốt trong sinh hoạt hàng ngày là giá trị chung cho mọi xã hội, chẳng qua là ta có hành xử nó như là một thói quen và trở thành ý thức của mỗi người trong cộng đồng qua nhiều thế hệ thì nó sẽ trở thành văn hóa.
Một nền giáo dục tốt cho con cái học tập, môi trường sống trong lành, xã hội mà mọi người đối xử với nhau có văn hóa và cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mình đó là cái tôi cần khi đi định cư ở Mỹ. Còn việc kiếm tiền ư? Không phải là mục đích của tôi ở đây, vì ở Việt Nam tôi từng kiếm tiền, đối với tôi tiền như thế là đủ. Sau này đến tuổi già “Lá rụng về cội ” tôi sẽ về Việt Nam nơi tôi sinh ra để sống vui vẻ hết quãng đời còn lại. Với tài sản còn ở Việt Nam (tiền gửi ngân hàng và nhà để lại tôi không phải lo lắng gì cả). Lúc đó tôi sẽ cố gắng sống tốt, làm gương cho cháu con và giáo dục chúng sống sao cho là người ứng xử có văn hóa.
Cuối cùng xin góp một ý kiến nhỏ gửi đến người giàu ở Mỹ, các bạn lên diễn đàn nói về nghề nghiệp, cách kiếm tiền làm giàu của mình đó là quyền của bạn và bạn có thể tự hào về điều đó. Chỉ có điều đừng nên khuyên bảo mọi người nên làm theo cách làm và cách suy nghĩ của bạn để tránh những tranh luận bài bác nhau không cần thiết trên diễn đàn.

Bức tranh toàn cảnh về lịch sử chữ viết của người Việt

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Cảnh mắc võng, nấu ăn trên chuyến tàu xưa

Bộ ảnh hiếm của nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ ghi lại chân thực cuộc sống sinh động trên chuyến tàu Sài Gòn – Nha Trang vào năm 1952. Werner...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Bộ ảnh sống động về Sài Gòn năm 1965

Loạt ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1965 được thực hiện bởi Thomas Matthews, một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ thời chiến tranh Việt...

Việc đánh bạc ngày xưa

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà...

Hãy sống đơn giản

Có bao người mải mê với vòng quay cơm áo gạo tiền thường nhật mà quên đi những niềm hạnh phúc bình dị đời thường. Có bao người mải mê...

5 quan niệm sai lầm khiến bạn mãi không thể hạnh phúc

Hạnh phúc chỉ dành cho người ngốc nghếch, nói dối là không ích kỷ... là những điều mà bạn không nên tin để có được hạnh phúc. Cuộc sống luôn...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Nguyên nhân tục đốt vàng mã.

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

Chuyện cảm động về vua Lê Hiến Tông và bát canh của thầy

Chuyện vua Lê Hiến Tông thăm thầy cũ, dù lên ngai vàng vẫn giữ đạo nghĩa, cùng thầy ăn bữa cơm quê giản dị trở thành bài học về phép...

Những Kim Bảo đời vua Gia Long (1802-1819)

Nguyễn Phúc Ánh còn có tên huý là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh ngày 15 tháng Giêng năm...

Nguyên bản chiếu Cần Vương

Một nguyên bản chiếu Cần Vương được tìm thấy tại bảo tàng gia đình ông Thierry d'Argenlieu tại Pháp Ông Thierry d'Argenlieu là viên cao ủy Pháp đến Đông Dương...

Exit mobile version