Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ba nỗi khổ cha mẹ cần dạy con

Cha mẹ trong thiên hạ đều yêu thương con cái. Nhưng những bậc cha mẹ có tầm nhìn xa trông rộng sẽ biết cách dạy con chịu khổ, bởi có những phong ba nhất định cần để con học cách chịu đựng, có những khổ nạn nhất định cần để con tự mình trải nghiệm.

Ba nỗi khổ cha mẹ cần dạy con

Có câu rằng: “Yêu con mà không dạy, cũng như không yêu; dạy con mà không hướng thiện, cũng như không dạy.” Nuông chiều không phải là yêu. Hoàng đế Khang Hy cho rằng, dẫu yêu con hơn nữa, cũng cần đành lòng để chúng nếm trải ba nỗi khổ này.

Dạy con tự mình trải qua lao động

Yêu thương con cái, trước tiên cần phải đành lòng sai bảo con cái, bắt đầu từ việc nhà. Một số bậc phụ huynh trong tâm xót xa, sợ con chịu khổ vất vả, không đành lòng để chúng phải động chân động tay. Một số bậc phụ huynh lại cho rằng con cái học tập vất vả, bài vở chồng chất, nên không muốn việc nhà chiếm dụng thêm thời gian của chúng. Lâu dần con cái sẽ dưỡng thành thói quen xấu “ăn trên nằm chốc”, “há miệng chờ sung”, kém hiểu biết về những thường thức trong cuộc sống và năng lực tự chăm sóc bản thân rất thấp.

Hoàng đế Khang Hy viết: “Thánh nhân coi lao động là phúc phận, coi hưởng thụ, lười biếng là mầm mống của tai hoạ. Con người sống trên đời đều tham thú hưởng lạc mà chán ghét lao động, trong tâm trẫm lại cho rằng, một người chỉ khi kiên trì lao động mới có thể cảm thụ được sự nhàn hạ chân chính. Nếu chỉ nhất mực truy cầu nhàn hạ mà không có chí tiến thủ, hễ lao động thì sẽ cảm thấy không thể nhẫn chịu, tự nhiên cũng không xứng đáng được hưởng thụ.”

Phải để con cái ý thức được rằng cuộc sống an nhàn hưởng thụ của chúng bây giờ được đánh đổi bằng sức lao động, mồ hôi nước mắt cha mẹ. Như vậy mới có thể chịu khó chịu khổ, rèn luyện năng lực đối mặt và vượt qua trắc trở.

Dạy con khổ luyện đọc sách

Khi còn nhỏ vô tri, nếu không được cha mẹ dạy dỗ, con trẻ sẽ cho rằng đọc sách là chuyện khổ nhọc. Không phải đứa trẻ nào cũng có thể ngay lập tức hình thành thói quen ngồi một chỗ đọc sách, giới trẻ ngày nay thường chỉ giới hạn mình trong những trang sách giáo khoa và trang sách giải trí ngôn tình vô vị.

Kỳ thực, đọc những cuốn sách giúp mở rộng sự hiểu biết và tiếp nhận tri thức là con đường hành tẩu giữa thế gian. Đọc sách một ngày thì có lợi một ngày. Lợi ích của việc đọc sách chỉ những người tự mình bỏ công phu khó nhọc mới hiểu được.

Hoàng đế Khang Hy nói: “Con người khi còn nhỏ, tinh thần chuyên nhất, không có tư tâm tạp niệm, tư duy học tập thông suốt. Sau khi trưởng thành tư tưởng khó tập trung, dễ bị phân tán tinh thần. Khi nhỏ bắt đầu học như những tia nắng khi mặt trời ló rạng. Lúc tráng niên mới học như ánh sáng của ngọn nến. Do vậy đọc sách cần tranh thủ sớm, không nên lãng phí khoảng thời gian vô cùng tốt đẹp này.”

Dẫu cha mẹ yêu thương con bao nhiêu đi chăng nữa, cũng phải đành lòng để chúng chịu nỗi khổ đọc sách. Khi trẻ nản chí muốn bỏ cuộc hãy khích lệ chúng, khi trẻ còn ham chơi hãy giáo dục chúng đừng nên “đánh trống bỏ dùi”. Cuối cùng cũng sẽ có một ngày con bạn minh bạch ra rằng nỗi khổ đọc sách hôm nay, là đang trải thảm cho con đường thênh thang ngày sau, có thể giúp chúng sống cuộc đời mình mong ước.

Để cuộc sống bồi dưỡng phẩm đức

Rất nhiều bậc cha mẹ thà mình chịu khổ cũng không nỡ để con cái chịu khổ, mà cung phụng chúng như những tiểu hoàng thượng, tiểu công chúa trong nhà. Nhưng trong những gia đình quý tộc chân chính thì người làm cha làm mẹ lại không nuôi dưỡng con mình thành những bông hoa trong lồng kính, mà chọn cách buông tay, để chúng trải nghiệm cuộc đời, từ đó nuôi dưỡng phẩm đức.

Hoàng đế Khang Hy viết: “Phẩm đức tiết kiệm được bồi dưỡng từ trong cuộc sống hàng ngày. Như chiếc thảm trải trong cung điện nơi trẫm ở đã dùng ba bốn mươi năm mà chưa từng thay mới. Đây là vì trẫm tôn sùng sự tiết kiệm, không dám hoang phí vô độ về phương diện ăn mặc, đồ dùng.”

Chúng ta thường oán trách rằng con cái không hiểu chuyện, kỳ thực là do cha mẹ nuông chiều mà thành. Trẻ nhỏ thời nay sinh ra trong thời no đủ, từ nhỏ chưa từng biết tới cảm giác đói cơm khát nước, do vậy lại càng cần học cách trân quý, học cách giữ gìn phúc báo.

Đành lòng để trẻ trải nghiệm những nỗi khổ trong cuộc sống mới có thể dạy chúng biết cách trân quý trái ngọt trong tay. Chịu được khổ, khổ một chập; sợ chịu khổ, khổ cả đời.

Là cha là mẹ, nhất quyết không được dạy con an nhàn trong những năm tháng con trẻ cần chịu khổ. Buông tay đành lòng để trẻ chịu khổ mới có thể tôi rèn khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh trong tương lai. Như vậy mới thực sự là có trách nhiệm với con trẻ.

Thiên Cầm

Sài Gòn “tánh kỳ” nhưng lại cố tình gây thương nhớ

Trong một bài viết có tựa đề “Sài Gòn tánh kỳ” trên một trang Fanpage của Sài Gòn, người Sài Gòn lại có dịp tự hào về những điều quá...

10 lý do khiến giới trẻ ngày nay từ bỏ Thiên Chúa giáo

Trong giới truyền giáo, từ lâu người ta biết rằng trẻ em lớn lên trong gia đình Ki-tô giáo, khoảng chừng ba phần tư sẽ từ bỏ niềm tin sau...

Cảm nghĩ về tình tự dân tộc

Những nhân vật lưu truyền trong dân gian phản ánh gần như trung thực tâm tư, nguyện vọng cũng như tính nết của người dân. Nhận xét đó của các...

Tuyệt đỉnh côn thần “Tây Sơn Thất hổ tướng” là ai?

Là 1 trong 7 hổ tướng nhà Tây Sơn, Võ Đình Tú thông thạo đủ mọi loại: kiếm, thương, quyền…, đặc biệt là thiết côn. Nữ tướng Bùi Thị Xuân...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

Vẻ đẹp của cung An Định ở Cố đô Huế

Có quy mô đồ sộ cùng cách thức trang trí hết sức hoa mỹ, cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc...

Vũ Nghĩa Chi – Từ cậu bé cõng em học lỏm trở thành vị trạng nguyên trung nghĩa

Đây là một vị trạng nguyên trung nghĩa, là trung thần tử tiết của nhà Lê. Tên tuổi và danh tiếng của ông đã được người đời truyền tụng, và...

Tục “Đánh phá quàn” trong đám tang Nam bộ

Cho đến nay vùng đất Nam Bộ vẫn tồn tại một trò đánh dân gian trong một số đám tang, đó là “Đánh phá quàn”. Theo các từ điển Việt...

So sánh nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến với thơ Tú Xương

Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và thơ Tú Xương Mỗi một nhà thơ nói chung, nhà thơ trào phúng nói riêng cần phải tạo cho mình một...

Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần...

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Nghĩa của từ “phố” trong câu “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có trả lời câu hỏi “gác mái lúc nào?” và khẳng định rằng trong thực tế chẳng làm gì có chuyện “gác...

Exit mobile version