Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chia đều 9 cái bánh mì cho 10 người?

Dạo gần đây con trai tôi mê mẩn toán học Ai Cập cổ đại. Tôi nghe nói toán Ai Cập cổ rất thú vị, vậy là quyết định vừa học vừa chơi cùng cháu một phen.

Con trai ra đề tuyên chiến: Phải chia đều 9 chiếc bánh mì cho 10 người, không được để xảy ra tranh cãi giữa những người này. Nên chia thế nào?

Chúng ta đều biết đáp án là 9/10. Nhưng vấn đề nằm ở việc chúng ta nên chia ra bánh thế nào để mỗi người được 9/10 cái.

Tôi vò đầu bứt tai mãi và vẫn chẳng nghĩ ra. Con trai tôi chẳng nói thêm gì, chỉ lấy bột mì, thêm nước rồi bắt đầu nhào.

Nhà tôi mới mua một túi bột mì lớn, tôi định dùng bột mì đó để tập làm bánh bao. Lẽ nào con tôi định lấy bột mì của tôi làm 9 cái bánh mì? Tôi cảm thấy nghi ngờ.

Chẳng mấy chốc, thằng bé đã nhào bột xong. Rồi cháu lấy gậy cán bột ra, cố gắng cán được 9 chiếc bánh tròn lớn bằng nhau, tuy không được đẹp cho lắm.

Bánh 1/2

Sau khi bày đủ 9 cái bánh ra đĩa lớn, con trai tôi chỉ vào 5 cái và bảo tôi lấy dao cắt đôi chúng ra. Tôi cẩn thận cắt 5 chiếc bánh hình tròn ra làm đôi. Tổng cộng được 10 nửa bánh hình tròn.

Tôi gọi chúng là bánh 1/2

4 chiếc bánh tròn còn lại, con trai tôi nói cháu có dự định khác.

Ảnh minh họa.

Bánh 1/3

Lục tung hòm tủ ra, cuối cùng cũng tìm được chiếc thước đo góc lâu ngày không dùng đến.

Con trai tôi đối chiếu với thước đo góc rồi lấy dao vạch dấu trên chiếc bánh tròn. Thì ra nó chia đều 4 chiếc bánh tròn còn lại thành 3 phần như nhau, muốn đo góc hoàn hảo 120 độ.

Theo dấu được con trai vạch ra trên bánh tròn, tôi cắt từng chiếc bánh ra thành 3 phần một cách suôn sẻ.

4 chiếc bánh cắt được 12 miếng, chúng gọi chúng là bánh 1/3.

Bánh 1/15

Bạn còn nhớ đề toán ban đầu không? Có tới 10 người chờ được chia bánh. Bây giờ đã có 12 miếng bánh 1/3, tôi đoán cần lấy 2 miếng ra chia tiếp.

Quả nhiên, con trai tôi lại lấy thước đo góc ra dùng. Lần này cháu chia đều mỗi chiếc bánh 1/3 ra thành 5 miếng.

Tôi phối hợp nhịp nhàng với cháu, nhìn kỹ dấu mà cháu để lại trên bánh, cầm dao cắt cẩn thận. Tổng cộng cắt ra được 10 miếng bánh nhỏ hơn.

Tôi để con trai tính thử, mỗi miếng nhỏ chỉ chiếm 1/15 cả chiếc bánh tròn nên gọi chúng là bánh 1/15.

9/10 chiếc bánh cho mỗi người

Lúc này trước mặt chúng tôi bày 3 loại bánh có kích thước lớn nhỏ khác nhau, tổng cộng là 30 miếng. Cảnh tượng có thể gọi là hoành tráng.

Đặt những miếng có kích cỡ giống nhau chung một chỗ, đếm lại thấy quả không sai: 10 miếng bánh 1/2, 10 miếng bánh 1/3, 10 miếng bánh 1/15.

Cuối cùng, chúng tôi lấy theo thứ tự bánh 1/2, bánh 1/3 và bánh 1/15 mỗi loại một miếng, ghép lại với nhau, vậy là ra suất của mỗi người.

Ảnh minh họa.

Cuộc sống và giáo dục

Con trai tôi nói: Học được toán Ai Cập cổ, sau này chúng ta không cần phải tranh cãi vì việc chia đồ ăn nữa. Những chiếc bánh mì “chia theo tỷ lệ vàng” trông cũng vui mắt, chẳng nỡ vứt đi.

Cháu cũng đưa ra đề nghị: Đây là bánh trí tuệ, cần phải ăn hết. Cả nhà cùng ra tay, rắc thêm vừng, quét thêm trứng gà, cho vào lò nướng. Mùi thơm toả ra nức mũi, thậm chí có thể gọi là cao lương mĩ vị.

Cả nhà có 5 người, mỗi người lấy 2 suất, cũng không phải tranh cãi vì phần nhiều hay ít.

Ăn miếng bánh Ai Cập cổ 9/10, tôi sửng sốt vì kiến thức toán học kỳ diệu này, ngồi suy ngẫm, hóa ra trong cuộc sống cũng ẩn chứa những bài học vô cùng thú vị.

Tôi bất chợt nghĩ tới câu nói của nhà giáo dục nổi tiếng Đào Hành Tri: Cuộc sống và giáo dục.

Đúng vậy, cuộc sống vốn mang theo ý nghĩa giáo dục. Những cọ xát trong cuộc sống sẽ tạo nên tác dụng giáo dục. Con người cọ xát với nhau đều sẽ có thay đổi, tạo nên những bài học. Giáo dục là sự tích luỹ kinh nghiệm, kinh nghiệm lại chẳng thể tách rời thực tiễn.

Tôi tin rằng quá trình tạo ra chiếc bánh 9/10 này sẽ khắc sâu vào trong trí nhớ của con trai tôi, trở thành một kỷ niệm tươi đẹp trong cuộc đời nó.

Cha mẹ yêu thương con cái, bởi vậy khó tránh khỏi hy vọng con mình sau này có thể thành công, cá chép hoá rồng.

Tuy vậy, trong nền giáo dục trọng thành tích, sự quan tâm của chúng ra dành cho con cái thường nghiêng về điểm số.

Chúng ta đã quen với việc đọc, học thuộc, luyện đề kiểu nhồi nhét, rất hiếm khi quan tâm tới mức độ thích thú và khả năng tiếp thu của con.

Giáo dục tồn tại trong cuộc sống, cuộc sống lại chính là giáo dục. Cớ sao không để giáo dục và cuộc sống trở nên gắn bó mật thiết hơn?

Hãy tạo nên cơ hội, để con được học trong lúc làm, làm trong lúc học. Hãy để giáo dục lấy cuộc sống làm trung tâm, để cuộc sống làm nền tảng cho việc học.

Với những vấn đề lý luận khô khan, hóc búa, phụ huynh đừng ngại cùng con mình thu gom kinh nghiệm sống, thử tìm ra đáp án từ trong thực tiễn. Những việc này chắc chắc sẽ trở thành kỷ niệm ngọt ngào nhất trong cuộc đời của con trẻ.

Với đề toán trên, tất nhiên, chúng ta có thể lấy bánh mì chia ra bánh 9/10, cũng có thể lấy giấy cắt thành hình tròn, hoặc là ra bên ngoài lấy bùn đất nặn thành bánh tròn…

Có rất nhiều cách để chúng ta cùng con trải nghiệm những kiến thức bổ ích ngay trong cuộc sống hằng ngày, vừa học lại vừa chơi.

Theo Khánh An

Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam...

Lái Thiêu Với Người Sài Gòn Xưa

1. Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa Đêm rằm mười sáu trăng treo Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao) Năm xưa, có bao chàng trai người...

Bát – Cạy, luật giao thông đường thủy, một dấu ấn văn hóa đậm nét vùng sông nước Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, An Giang nói riêng, là “vùng sông nước”. Trước khi có đường giao thông trên bộ như ngày nay, điều kiện đi lại...

Bia Chợ Dinh

Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định...

Nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Về chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

Theo truyền thuyết và sử sách, thủy tổ người Việt Nam là Lạc Long Quân, có tên húy là Sùng Lãm, là con trai của Kinh Dương Vương và Long...

Chuyện về hoa Mai

Hoa mai gắn liền với Tết ở các tỉnh ở phía Nam vĩ tuyến 17. Ở phía Bắc vĩ tuyến 17 dân chúng không chưng cành mai mà chưng cành...

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Những bức ảnh hiếm về Nam Phương Hoàng hậu

Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự gia đình ở Đà Lạt, nhí nhảnh trong ngôi trường mình theo học ở Pháp, duyên dáng trong tà...

Khám phá Sài Gòn năm 1970 qua ảnh

Chùa Vĩnh Nghiêm đang được xây dựng, phụ nữ và trẻ em trong Thảo Cầm Viên, câu lạc bộ golf ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài...

Người Nam hay nói rút gọn

1. Người Nam hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói “chút xíu” người ta thường nói “xíu”: – Xong chưa? – Xíu nữa. – Đau...

Thời bao cấp – Xem World Cup như thế nào?

Thời gian như bóng câu qua cửa, nhìn đi nhìn lại đã hơn mấy mươi năm rồi, mỗi mùa World Cup về là lứa U60-70 chúng tôi lại bồi hồi...

Exit mobile version