Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Con hư tại ai?

Khi các ông đang chén chú chén anh là lúc vợ tất tả tan sở vừa đi chợ, đón con rồi về nấu nấu nướng nướng. Khi các ông cắm mặt vào điện thoại, máy tính chém chuyện thiên hạ trên Facebook, xem bóng đá là lúc vợ cho con ăn, dạy con học.

Hẳn rất nhiều lần chúng ta đã từng nghe câu nói này: Con hư tại Mẹ. Tôi đồng ý rằng Mẹ nào cũng thế, trong mắt mẹ, con mình lúc nào cũng ngoan, hiếu thảo và hiền lành. Thậm chí còn ngốc nghếch, dại dột. Nhưng lòng thương con của Mẹ bị gán cho việc làm con hư thì không! Tôi thật thấy bất công và có nhiều phần ác độc.

Tôi không cho rằng cách dạy con của các Mẹ phải thế này hay thế khác. Không! Chẳng có giáo trình nào dạy bạn trở thành một người mẹ tốt, mẹ chuẩn. Mỗi mẹ đều tự trở thành một giáo trình với chính đứa con mình. Làm mẹ theo cách của chính mình chứ đừng làm mẹ theo những ý kiến của người khác.

Nếu ta không muốn con mình sống theo cái nhíu mày của kẻ khác sao ta lại cứ làm mẹ theo cái nhíu mày của kẻ khác? Nhiều mẹ cố nhồi con ăn vì ra đường sợ họ chê mẹ vụng để con gầy, cố bắt con học hành giỏi giang vì sợ xấu hổ với họ hàng nếu con học dốt, cố bắt con làm cái này cái nọ để vui lòng mình vừa lòng thiên hạ. Họ không sai khi họ muốn con họ tốt lên nhưng họ sai khi họ yêu con bằng lý trí chứ không phải bằng trái tim mình.

Con hư tại Mẹ còn là sự bất bình đẳng giới, định kiến giới nữa khi mà coi việc nuôi dạy con thuộc về người mẹ, người phụ nữ. Thất bại của con thuộc về người mẹ. (Trong khi con giỏi giang thế nào cũng có câu: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Nhưng tại sao chính những người phụ nữ cũng dùng câu nói đó khi nhận định về những đứa trẻ hư?

Đàn ông nói câu đó có thể được hiểu như một cách chối bỏ trách nhiệm nuôi dạy con, coi chuyện nuôi dạy con là của phụ nữ. Những gã đàn ông quy trách nhiệm cho phụ nữ như thế đa phần đều là những gã đàn ông chỉ biết gieo giống chứ chưa thể được coi là một người cha. Nhất là những đứa trẻ sa ngã vào con đường xấu đều bắt nguồn từ sự bỏ bê con cái chứ không phải từ sự chiều chuộng của người mẹ. Là không có sự quan tâm đến con cái từ cả bố lẫn mẹ.

Hầu hết, khi đã làm mẹ, người phụ nữ nào cũng dành dụm điều tốt nhất mà mình có cho con mình. Cái gọi là chiều chuộng thực sự chỉ là họ không biết phải làm thế nào mới là đúng. Bởi cuộc đời này, đâu phải cứ tốt cho người này là đúng với người kia, tốt với cha mẹ và đúng với con cái nhiều khi còn là một khoảng cách xa, rất xa. Nó đôi khi dài bằng khoảng cách của cả thế hệ.

Con hư tại mẹ… có chồng hỏng thì đúng hơn. Chồng hỏng nên chồng nằm ở xó khuất nào khi mẹ phải nai lưng cày cuốc lo cho con từ cái ăn đến chuyện học hành. Những ông chồng ngồi quán nhậu bình luận thiên hạ đúng sai trong khi con mình thì chẳng một lời chỉ bảo hoặc nếu có chỉ là “Ra mà hỏi mẹ mày”.

Những ông chồng có thể kiếm ra rất nhiều tiền nhờ mối quan hệ, chăm sóc con sếp, giả dối với khách hàng, thì về dạy con bằng điều gì? Tôi vẫn thường nghĩ rằng làm cha ngoài việc trở thành người chăm sóc, dạy bảo con còn phải là tấm gương cho con. Có thể chẳng phải là một tấm gương cho con noi theo nhưng chắc chắn phải là để con cái đừng hổ thẹn vì có người cha như thế.

Khi các ông đang chén chú chén anh là lúc vợ tất tả tan sở vừa đi chợ, đón con rồi về nấu nấu nướng nướng. Khi các ông cắm mặt vào điện thoại, máy tính chém chuyện thiên hạ trên Facebook, xem bóng đá là lúc vợ cho con ăn, dạy con học.

Khi các ông à ơi người phụ nữ của người đàn ông khác, đóng vai “ông bác, ông chú dễ thương” với con của họ là lúc vợ còn đang bận rửa đít cho con, bận tắc sữa tức ngực, bận đứa con tuổi bướng… Tôi đã thấy nhiều người đàn ông như thế, ai trong chúng ta cũng đều thấy dăm gã đàn ông như thế nhưng sao vẫn mở miệng ra là “auto” “Con Hư Tại Mẹ”?

Trái tim người mẹ quả đúng là đôi lúc u mê, mù quáng. Tôi cũng đã thấy những người mẹ coi con là báu vật, sẵn sàng sống mái với bất cứ ai chạm vào con họ, làm đau con họ hoặc thậm chí chỉ là không bằng lòng với cái sự hỗn hào của con họ. Trẻ con thì biết cái gì? Nhiều mẹ bênh con chết thôi vì lẽ đó.

Đôi lần tôi cũng bực lắm mà buông câu: Con hư tại mẹ. Nhưng rồi tôi hiểu rằng lỗi đó là lỗi yêu thương không đúng cách.

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Hình ảnh quý giá về thành phố Hà Nội năm 1939

Các công trình kiến trúc tiêu biểu, chân dung con ngườicùng hơi thở cuộc sống của mảnh đất Hà thành năm 1939 đã được tái hiện chân thực trong loạt...

Cuộc sống ở Phan Thiết năm 1967 qua ảnh

Cùng ngắm những khoảnh khắc đời thường rất sinh động ở Phan Thiết năm 1967 do Bob Kelly – cựu binh Tiểu đoàn Trực thăng tấn công số 227 của...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 3 – Từ Vần K-N

K. - Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc. - Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của miền Nam trước đây. - Khách trở thành khách mời....

Nguồn gốc của cách gọi Sư tử Hà Đông

"Sư tử Hà Đông" là một thuật ngữ phổ biến trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nhiều người vẫn dùng hình ảnh trên, để nói về những bà vợ...

Một đám cưới của người giàu ở Huế năm 1969

Nhà trai đến làm lễ trình giờ trước khi đón dâu, phù dâu chuẩn bị trang phục cho cô dâu, cô dâu về nhà chồng bằng xe hơi… là loạt...

“Đại tuyên” là niên hiệu của ông vua nào bên Trung Quốc

Một học sinh ở Quận 8, Thành phố Sài Gòn khi đào đất đã bắt gặp một con voi bằng đồng, dưới đế có khắc mấy chữ Hán “Đại Tuyên...

Cốm làng Vòng – Hương cốm gọi mùa thu

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Ý nghĩa của tên gọi “Trạng Trình” khi nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người ta thường gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình. Là trạng thì điều này dễ hiểu vì cụ đỗ trạng nguyên. Là Trạng Trình thì cũng dễ hiểu...

Thói ghen ghét, đố kỵ của người Việt

Sự ghen ghét, đố kỵ hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Sự ghen ghét, đố kỵ thường không...

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Điều 374 Luật Gia Long quy định: Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thêm bớt tội cho người thì bị cách chức, khiến người bị oan phải...

Exit mobile version