Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đừng phá hủy tuổi thơ của con cái bằng chiếc smartphone

Nếu bạn nhận ra mình trong những dấu hiệu dưới đây, bạn đang làm hỏng tuổi thơ của con chỉ bằng một chiếc điện thoại.

14 dấu hiệu cho thấy bạn đang bỏ lỡ tuổi thơ của con

– Luôn bật điện thoại và để tiếng điện thoại cắt ngang cuộc trò chuyện với con.

– Mang theo điện thoại nhiều đến mức khi bạn để quên điện thoại trong phòng, con sẽ chạy tới đưa cho bạn điện thoại với vẻ tự hào. Bạn đối xử với chiếc điện thoại tựa như một chiếc máy hô hấp không thể thiếu chứ không phải là một thiết bị liên lạc.

– Coi việc dùng các ứng dụng điện thoại quan trọng hơn việc chơi bóng với con. Thậm chí, có lúc bạn còn la hét yêu cầu được ở một mình khi đang chơi trò chơi trong điện thoại.

– Đưa con tới sở thú và dành quá nhiều thời gian cho chiếc điện thoại, để mặc con buồn rầu nhìn theo những gia đình đang chơi đùa trong sở thú.

– Trong khi chờ bồi bàn phục vụ thức ăn hay khi chờ chiếu phim, lấy điện thoại ra và chăm chú nghịch điện thoại cho dù con đang ngồi ngay cạnh và mong chờ bạn trò chuyện cùng chúng.

– Tham gia sự kiện của trường con nhưng cứ chốc chốc lại nhìn vào điện thoại

– Cứ sáng ra là kiểm tra điện thoại, ngay cả trước khi bạn ôm hôn và chào hỏi các thành viên trong gia đình.

– Bỏ qua những cử chỉ yêu thương vì quá bận rộn với các hoạt động online trên điện thoại.

– Không rời mắt khỏi điện thoại khi con nói chuyện với bạn hoặc chỉ ậm ừ để con tưởng rằng bạn vẫn đang nghe.

– Cáu giận khi con “làm phiền” vào lúc bạn đang chơi điện thoại.

– Thở dài bực tức khi con đòi bạn đẩy xích đu hoặc chơi cùng.

–  Dùng thời gian chở con đi đường để gọi điện cho những người khác, thay vì trò chuyện với con về những lo lắng, buồn phiền hay những mơ ước, hi vọng.

–  Đọc email và tin nhắn mỗi lần dừng ở đèn đỏ, cho rằng khi con lớn chúng sẽ không nhớ là bạn toàn làm như vậy.

–  Khi bước vào hay rời khỏi ô tô đều ôm lấy cái điện thoại, bỏ qua những lời chào hỏi tạm biệt.

Nếu có những biểu hiện trên, vậy tức là bạn đang:

– Bỏ lỡ các cơ hội để kết nối với con.

– Bỏ phí thời gian để tạo ra các kỷ niệm tươi đẹp.

– Không có được sự kết nối với những người bạn yêu quý nhất.

– Không hiểu con và khiến con không hiểu bạn.

– Cảm thấy cực kỳ hối hận sau này.

Không dễ để nhận ra rằng cuộc sống hiện đại có quá nhiều thứ khiến chúng ta xao nhãng và quên đi những điều thực sự quan trọng. Tuy nhiên, dù công việc của bạn có quan trọng đến đâu, sự có mặt của bạn có quan trọng đến mức nào, bạn cũng không cần thiết phải bỏ lỡ tuổi thơ của con và cuộc sống của chính mình.

Làm sao để lưu giữ tuổi thơ con?

Thay vì làm những điều trên, hãy làm theo những điều trong danh sách dưới đây và bạn sẽ nắm bắt, lưu giữ được mọi khoảnh khắc tuổi thơ của con:

– Nhìn vào mắt con khi con nói chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ thể hiện tình yêu dành cho con.

– Dành thời gian ở bên con, dành cho con sự chú ý và quan tâm.

– Nắm tay, xoa lưng, lắng nghe nhịp đập trái tim và vuốt tóc con … Những cử chỉ đơn giản này sẽ giúp bạn gắn nối với con.

– Thể hiện sự vui mừng và nhung nhớ khi nói chuyện lúc bạn không ở bên con (chẳng hạn như khi bạn đi công tác), hoặc khi bạn vừa về.

– Chơi cùng con. Rất nhiều bậc cha mẹ không biết rằng con rất quan tâm tới việc bố mẹ có tham gia các hoạt động cùng chúng hay không.

– Không để bị xao nhãng khi đang lái xe. Điều này không chỉ thể hiện tình yêu với con mà còn dạy con bài học về sự an toàn.

– Luôn dành cho con một khoảng thời gian mà khi đó, bạn chỉ tập trung đến con, không bị xao nhãng bởi bất cứ cái gì hay điều gì khác. Bởi dành cho con sự ưu tiên cũng chính là một cách thể hiện tình yêu với con.

– Dõi theo con và mỉm cười khi ngồi trên khán đài, hàng ghế khán giả, …  Niềm vui trên khuôn mặt bạn trong lúc con thi đấu hay biểu diễn cũng là một cách thể hiện tình yêu với con.

Để không làm mất tuổi thơ của con, bạn bắt buộc phải làm một điều: đó là đặt điện thoại xuống. Sự kết nối với con chỉ có thể hình thành khi bạn không bị xao nhãng và nắm bắt được những điều thực sự quan trọng.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên

Ghé chơi Hà Tiên, du khách ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây...

Người Việt không thông minh, và cũng chẳng cần cù?

Chúng ta vẫn đang mải miết tranh luận liệu rằng có đúng là người Việt mình thông minh và cần cù như những gì vẫn được nghe từ trước tới...

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Vài Nét Tương Đồng Thú Vị Về Tục Ngữ Việt Nam Và Tục Ngữ Thế Giới

Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những...

Lái Thiêu Với Người Sài Gòn Xưa

1. Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa Đêm rằm mười sáu trăng treo Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao) Năm xưa, có bao chàng trai người...

Họa tiết con rồng của người An Nam

Trong số các con vật trang trí của người An Nam, bốn con vật siêu nhiên gọi là tứ linh chiếm vị trí đầu tiên. Đó là long (rồng), ly...

Tư tưởng ‘nam tôn nữ ti’ có hàm nghĩa chân chính là gì?

Nói đến “nam tôn nữ ti”, rất nhiều người cho rằng đây là Khổng Tử có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cho rằng thân phận của người nam thì...

Việt Nam có 2 tượng Phật  dài nhất châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận Việt Nam có 2 tượng Phật dài nhất châu Á: Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á ở...

Bia Chợ Dinh

Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu

Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, người ta nói: ”Hóc là chỗ xa xôi vắng vẻ...

Tiền thưởng đời vua Thiệu Trị (1841-1847)

Đời vua Thiệu Trị cũng đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo, Đinh Mùi - 紹治年造 - 丁未...

Các chi tiết trên mái công trình kiến trúc phương Đông

1. Tích (脊): là đường bờ mái, các mặt của mái giao nhau tạo thành đường thẳng (hoặc cong) gọi là “tích”.  Có ba loại tích: Chính tích (正脊): Bờ...

Exit mobile version