Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

14 “thủ phạm” gây đau trực tràng bạn nên biết

Trực tràng là phần cuối của ruột già, tiếp giáp với hậu môn. Trực tràng bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chấn thương, viêm nhiễm và các bệnh lý trực tràng – hậu môn khác.

Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây đau trực tràng thường gặp cũng như cách giảm đau trong bài viết sau.

14 nguyên nhân gây đau trực tràng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau trực tràng, bao gồm:

1. Chấn thương trực tràng hoặc hậu môn

Chấn thương vùng trực tràng hoặc hậu môn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau trực tràng. Bạn có thể bị thương khi thủ dâm hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất nặng nề cũng dễ gây ra các chấn thương ở khu vực này.

Ngoài đau trực tràng, chấn thương trực tràng – hậu môn còn có thể gây ra chảy máu, sưng tấy và khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi đại tiện.

2. Đau trực tràng do bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Có 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Tùy vào loại trĩ mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Trĩ nội (búi trĩ hình thành phía trên đường lược) thường phát triển ở bên trong trực tràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các búi trĩ có thể sa ra ngoài nếu chúng đủ lớn. Trong khi đó, trĩ ngoại (búi trĩ hình thành phía dưới đường lược) có thể đi kèm với tụ huyết khối, gây ra cảm giác cực kỳ đau đớn khi bạn ngồi hoặc đi lại.

Nhìn chung, bệnh trĩ có thể gây ra các triệu chứng sau:

3. Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là các vết rách nhỏ trong các mô mỏng nằm dọc theo ống hậu môn. Tình trạng này rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và phụ nữ đã sinh con.

Các vết nứt này thường hình thành khi người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày. Các biểu hiện của nứt hậu môn thường bao gồm:

4. Đau hậu môn vô căn

Đau hậu môn vô căn là các cơn đau hậu môn không có nguyên nhân cụ thể, thường xảy ra do co thắt cơ dữ dội ở trong hoặc xung quanh ống hậu môn. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi.

Các triệu chứng phổ biến của đau hậu môn vô căn bao gồm:

5. Hội chứng cơ nâng hậu môn (levator ani syndrome)

Hội chứng cơ nâng hậu môn là một rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Khi đó, các cơ ở vùng xương chậu và hậu môn co thắt gây ra các cơn đau ở vùng hậu môn – trực tràng. Hội chứng này thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Ngoài đau trưc tràng, hội chứng còn gây ra:

6. Rò hậu môn

Xung quanh hậu môn có các tuyến nhỏ tiết ra dầu để giữ cho da hậu môn được bôi trơn và khỏe mạnh. Nếu một trong những tuyến này bị tắc nghẽn, tình trạng áp xe quanh hậu môn có thể hình thành. Các áp xe này có thể phát triển thành các “đường hầm” nối tuyến bị nhiễm trùng với một lỗ mở ở da hậu môn. Tình trạng này được gọi là rò hậu môn.

Rò hậu môn có thể gây đau trực tràng và các vấn đề sau:

7. Hội chứng loét trực tràng đơn độc

Hội chứng loét trực tràng đơn độc là tình trạng một hoặc nhiều vết loét xuất hiện trong trực tràng. Hiện nay, giới y học vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến hội chứng hiếm gặp này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có liên quan đến táo bón mãn tính.

Các biểu hiện của hội chứng loét trực tràng đơn độc gồm:

8. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Mặc dù không phổ biến như các nguyên nhân khác nhưng các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (như bệnh lậu, chlamydia, herpes, giang mai, HPV…) có thể lây lan từ bộ phận sinh dục đến trực tràng và gây đau. Các biểu hiện khác của STD bao gồm:

9. Bệnh viêm đường ruột (IBD)

IBD là một nhóm các rối loạn đường ruột gây viêm, đau và chảy máu trong đường tiêu hóa, bao gồm cả trực tràng.

Hai căn bệnh IBD phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (UC). Các triệu chứng của IBD phụ thuộc vào loại bệnh cụ thể mà bạn mắc phải, điển hình như:

10. Đau trực tràng do viêm trực tràng

Viêm trực tràng là tình trạng viêm trong niêm mạc trực tràng. Ngoài cảm giác khó chịu và đau ở trực tràng, bệnh còn gây ra các triệu chứng sau:

11. Sa trực tràng

Sa trực tràng xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị nhô ra khỏi hậu môn. Tình trạng này phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn nam giới gấp 6 lần.

Ngoài đau trực tràng, sa trực tràng còn gây ra các vấn đề sau:

12. Áp xe trực tràng

Áp xe trực tràng là nhiễm trùng có mủ ở các tuyến hoặc khoang bao quanh trực tràng hoặc hậu môn. Các triệu chứng của áp xe trực tràng bao gồm:

13. Ứ phân

Ứ phân là tình trạng mắc kẹt phân cứng bên trong trực tràng, dẫn đến đau trực tràng. Táo bón mãn tính là nguyên nhân thường gặp nhất của chứng ứ phân.

Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm:

14. Ung thư

Ung thư trực tràng hoặc hậu môn cũng có thể gây khó chịu ở phần trực tràng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đau trực tràng đều không phải do ung thư.

Các dấu hiệu khác của ung thư trực tràng bao gồm:

Các biện pháp giúp giảm đau trực tràng

Phương pháp điều trị đau trực tràng thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp đau trực tràng có thể thuyên giảm nhờ các biện pháp khắc phục sau:

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Tình trạng đau trực tràng thường thuyên giảm khá nhanh chóng và không cần đến điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một ngày hoặc có các triệu chứng đi kèm sau đây, bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra:

Đau trực tràng thường không phải là vấn đề quá nguy hiểm và có thể được khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn cần can thiệp y tế. Do đó, bạn cần theo dõi cơn đau của mình và đến bệnh viện ngay khi nó không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Sài Gòn – Chợ Lớn 1968

Những hình ảnh đổ nát tang thương về Sài Gòn – Chợ Lớn trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 do sĩ quan Mỹ Jim Giarrusso ghi lại khiến người...

Chuyện hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 2/5/1896, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được xây thêm, trọng lượng các chuông không bằng nhau. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si:...

Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc – Những điều “Không” khi ở tuổi trung niên

“Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc”, 30 tuổi có thể lập thân, 40 tuổi không bị mê hoặc. Con người đến tuổi trung niên thì tư tưởng, sự...

Mía ghim – Món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn

Thời trước năm 1975, mía ghim là món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn. Vào thời điểm đó, người ta hay ăn mía (nhả bã) chứ không...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

Xem “năm sinh”, xem “hướng nhà”, xem “số đo cửa”, là bởi vì đâu?

1/ Khởi nguồn từ một quyển sách Bói (*) Kinh Dịch – một sách dùng để Bói toán, nguồn gốc của nó có thể từ cuối đời Ân, 1.200 năm...

Chợ Trời Ở Sài Gòn Ngày Trước

Đồ hộp các loại tuôn ra chợ trời Sau năm 1954, ngoài Khu Dân Sinh bán buôn đủ loại mặt hàng thượng vàng hạ cám ở gần Cầu Muối, người...

Ngậm ngùi nhìn ảnh Sài Gòn xưa

Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt… Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950. Quyển...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 5 – Thi Khảo – Thi Hạch

Có học thì phải có thi mới biết được trình độ học trò. Thời nhà Nguyễn, ngoài thi Hương, thi Hội, còn tổ chức hai kỳ thi có tầm vóc...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Từ Collège de Mytho đến trường trung học Nguyễn Đình Chiểu

Ngay sau khi chiếm xong Gia Định, đô đốc Charner đã ký nghị định ngày 8 tháng 5 năm 1861 thành lập Trường thông ngôn Collège annamite-français d’Adran để dạy...

Nhớ về Thương xá TAX !

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ....

Exit mobile version