Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bài tập giảm đau lưng và đau chân

Để hạn chế tình trạng đau lưng và đau chân, bất kì ai cũng có thể áp dụng tập luyện theo 6 bài tập cho chân đơn giản như dưới đây.

Nhiều người thường than phiền rằng chân mình yếu, đau chân từ đầu gối đến cổ chân, mắt cá chân… mà không biết tại sao. Chúng ta vẫn nghĩ rằng chấn thương do tai nạn mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp quanh gối, khiến đầu gối bị đau nhức… Nhưng thực tế, lười vận động, mệt mỏi liên tục, đi lại nhiều, đi giày không phù hợp… cũng có thể ảnh hưởng đến đôi chân.

Đôi chân có vai trò rất quan trọng tới sức khỏe của mỗi người. Chính vì vậy mà từ xa xưa đã có câu: “Cây khô thì rẽ sẽ hỏng trước, người già thì chân sẽ yếu trước”, chính vì vậy, bảo vệ và giữ cho chân khỏe mạnh là điều cực kì quan trọng. Là một phần của cơ thể, đôi chân cần được vận động, tập thể dục liên tục thì mới khỏe được.

Nếu bạn phải làm việc ở văn phòng với hầu hết thời gian là ngồi thì nên nên bỏ ít nhất 5-10 phút để đi lại, hoặc trong quá trình ngồi bạn có thể bỏ chân ra khỏi giày dép, guốc… và duỗi thẳng chân cho máu dễ lưu thông xuống gan bàn chân.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đau chân, bất kì ai cũng có thể áp dụng tập luyện theo 6 bài tập cho chân đơn giản như dưới đây.

1. Nâng chân lên

Bài tập này sẽ làm mạnh mắt cá chân của bạn và làm việc trên các cơ xung quanh đầu gối.

Để bắt đầu, hãy lấy một chiếc ghế và đứng sau nó, 2 tay bám vào thành ghế.

  1. Nâng một chân lên.
  2. Từ từ nâng gót chân đang đứng trên sàn cho đến khi bạn đứng trên ngón chân.
  3. Từ từ đặt gót chân trở lại sàn nhà và đổi chân.
  4. Lặp lại bài tập này 10-15 lần trên mỗi chân

2. Đi bộ trên ngón chân

Đây là một bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay cả khi đang làm việc nhà. Điều này sẽ củng cố bắp chân và cho các ngón chân một bài thể dục nhẹ nhàng.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần đi bộ xung quanh nhà trên ngón chân với tốc độ nhanh. Tiếp tục đi bộ 5-15 phút hoặc cho đến khi thấy mỏi.

3. Xoay chân

Bài tập này có tác dụng với mắt cá chân yếu, giúp chúng khỏe hơn.

  1. Ngồi hoặc đứng, nâng một chân lên.
  2. Từ từ xoay chân chân đó theo vòng tròn.
  3. Lặp lại 10 lần trong vòng tròn bên trong và 10 lần trong vòng tròn bên ngoài cho mỗi chân.

4. Bài tập với dây đàn hồi

Đối với bài tập tiếp theo này, bạn sẽ cần một dây đàn hồi. Nó sẽ kết hợp vận động của cơ bắp chân và cơ bắp đùi bên trong và bên ngoài của bạn.

  1. Đưa dây đàn hồi quanh chân ghế hoặc bất kỳ đồ vật đứng nào khác.
  2. Đặt một chân ở dưới chân kia, chân ở dưới hơi uốn cong ở đầu gối.
  3. Đưa bàn chân trên vào dây đàn hồi.
  4. Từ từ kéo căng dầy, uốn chân đưa về phía đầu.
  5. Lặp lại 10-15 lần trên mỗi chân.

5. Chơi trò chơi với ngón chân

Để tập thể dục ngón chân của bạn hàng ngày bạn có thể chơi một trò chơi gọi là “grabbies”.

  1. Uốn cong các ngón chân của bạn.
  2. Đặt một chiếc khăn trên sàn nhà và dùng các ngón chân lấy nó lên.
  3. Đặt những viên sỏi nhỏ trên mặt đất và cố gắng dùng ngón chân để lấy chúng lên và cho vào trong một giỏ.

6. Đi bộ trên quả bóng

Bài tập này giúp bàn chân được thư giãn rất tốt.

  1. Tìm một quả bóng tennis hoặc một quả bóng khác có đường kính tương tự.
  2. Ngồi trên ghế.
  3. Đặt bàn chân của bạn vào quả bóng và bước vào nó.
  4. Từ từ đẩy quả bóng bằng bàn chân của bạn về phía các ngón chân rồi lùi lại.
  5. Hãy tận hưởng như thể bạn đang massage chân vậy.

Ngoài ra, nếu sau một ngày dài bị đau chân, bạn có thể đặt hai ngón tay cái vào các điểm trên chân, giữa các ngón chân 1 và 2, 4 và 5, khoảng 1 cm (như trong hình) và xoa nhẹ nhàng nó trong 15 phút. Bạn sẽ cảm thấy nhanh chóng được thư giãn.

Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thực hiện các bài tập này để duy trì sức khỏe và giảm thiểu những cơn đau đớn!

Theo Brightside

Cuộc tấn công cửa Thuận An ngày 16.8.1883

Tờ Le Temps (Thời đại) của Pháp số ra ngày 29.9.1883 trích đăng bản báo cáo của Đô đốc Pháp Amédée Courbet, chỉ huy lực lượng hải quân Pháp ở...

Người phương Tây thán phục vua Gia Long – “Con người phi thường”

Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương...

Chúa Nguyễn Hoàng và bước đầu tiến vào vùng Nam Trung Bộ

1. Tóm lược cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông vào khoảng thời gian 1470 – 1471 qua một số nguồn sử liệu. Theo Đại Việt sử ký toàn thư  (bản khắc Chính...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Huỳnh Công Tấn (1837 – 1874)

Trước năm 1945, phía trước nhà lồng chợ Gò Công có một tấm bia đá lớn của Pháp dựng lên để kỷ niệm một người Việt có công tận tụy...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Nhớ lại chuyện coi xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi...

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Chuyện ở vườn chin nước Vệ

1. Hồ nước trước vườn chim nước Vệ bị một lũ diều hâu từ xứ lạ tới đóng cọc, giăng dây chuẩn bị làm tổ định cư lâu dài. Chim...

Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ của người Nam Bộ

Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà còn là một thứ "căn cước" cho biết mình là người miền nào. Nghe tiếng nói người ta phân biệt...

Tục lệ cúng Ông Táo – nét văn hóa lâu đời của người Việt

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với các giá trị truyền thống lâu đời mà còn là vùng đất của lễ hội và lễ kỷ niệm. Bên cạnh Tết truyền...

Chơi chữ – thú chơi tao nhã, dí dỏm của người Việt

Chơi chữ là một phép tu từ từ vựng, lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ đẻ tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu...

Giải mã bài hát ‘huyền bí’ Bắc kim thang cà lang bí rợ

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim...

Exit mobile version