Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách xử trí khi bị chuột rút

Nguyên nhân bị chuột rút

Những người dễ bị chuột rút

Chứng chuột rút (đồng bào miền Nam gọi là vọp bẻ) thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai… Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối… đều dễ bị chuột rút.

Xử trí khi bị chuột rút đùi hoặc cẳng chân: uống nước, xoa bóp đùi, kéo đầu ngón và bàn chân hướng về đầu gối.


Ảnh: hongngochospital.vn

Bệnh thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước. Lý giải chứng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ, các nhà chuyên môn cho rằng, người nào mà ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm bị chuột rút. Chuột rút trong khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.

Thêm nữa, tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ. Thời tiết nóng bức mà vận động cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng rất dễ bị chuột rút khi vận động mạnh và kéo dài.

Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút. Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu calcium, phospho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.

Phụ nữ đến kì có thể bị đau do tác dụng phụ của việc co thắt cơ dạ con tự nhiên trong chu trình kinh nguyệt. Có một số loại thuốc có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp làm giảm co thắt tử cung. Với một số phụ nữ thì thuốc tránh thai đường uống cũng có tác dụng giảm đau trong giai đoạn này. Nếu trong kì kinh mà bị chuột rút nặng và dùng thuốc không có tác dụng thì đó có thể là do bênh lý, ví dụ người đó bị lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Khi đó, người bệnh cần được bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Có nhiều người không bị chuột rút khi tập luyện mà lại bị vào giấc ngủ giữa đêm và rất đauHiện tượng này xảy ra nhiều hơn đối với người già và những người có vấn đề về sức khỏe, như là người bị căng thẳng, tiểu đường hoặc tim mạch. Những người bị rối loạn giấc ngủ cũng dễ bị chuột rút ở chân trong khi ngủ.

Các cách xử trí khi bị chuột rút (vọp bẻ)

1. Kéo căng

Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế.

Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 – 30 giây.

2. Chích lể cơ bắp

Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên. Chỉ cần dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút. Cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng.

3. Xoa bóp

Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau. Có thể sử dụng một con lăn massage hoặc bóng tennis.

Cũng có thể day ấn vào huyệt Thừa sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc.


Ảnh: phunutoday.org

4. Làm ấm

Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút, theo The Siver Post.

5. Uống cong ngón chân

Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.

6. Đi chân trần

Một cách khác là đi chân trần trên sàn nhà, cử động các ngón chân, tì ngón chân lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra. Những bước đơn giản này sẽ tăng tốc độ lưu thông máu và giảm chuột rút.

Có thể dùng một số loại thuốc thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.

Phương pháp phòng bệnh

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chuột rút bằng cách: uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa… trước, trong và sau khi luyện tập, lao động, đi bộ, leo núi. Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập. Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia. Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.

Nguyên Lý Mẹ – Uyên nguyên của Minh triết Việt

TỰA Quyển đầu nói cách riêng về mẫu số chung hơn hết cho văn hóa loài người, đó là Mẹ, là nguyên lý Mẹ mà hai ông Bachofen và Briffault...

Xứ sở của những diệu kỳ

Viết tặng em - cô nữ sinh Đồng Khánh Huế ! Tôi từ quan qui ẩn khi chưa đến tuổi già. Không phải vì năng lực công tác kém cỏi...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Cách mở chai rượu vang không cần dùng đồ khui

Bạn đang tổ chức tiệc tùng cuối ngày “không say không về” với đám bạn thân nhưng bỗng nhớ ra nhà bạn không có đồ khui rượu vang, phải làm...

Học cách yêu thương cơ thể để sống tích cực hơn

Để được sinh ra trên đời đã là điều không đơn giản, yêu thương chính mình lại càng khó khăn hơn. Sẽ có lúc bạn cảm thấy cơ thể mình...

260 từ ngữ thông dụng của dân Sài Gòn và người miền Nam

Tổng hợp 260 từ ngữ thông dụng của dân Saigon xưa nói riêng & người miền Nam ngày nay nói chung ! Ảnh : Rick Parker 1. À nha =...

Đền thờ An Dương Vương – Đền thiêng giữa thành Cổ Loa

Tương truyền, đền thờ An Dương Vương ở thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây trên nền nội cung của kinh đô Âu Lạc ngày trước. Trong khuôn...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 2

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Bà Tám là ai?

“Bà Tám” dùng để chỉ chung cho những người nhiều chuyện, chuyên tọc mạch chuyện thiên hạ, không phân biệt đó là đàn ông hay đàn bà. Vậy xuất xứ...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 2

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Vì sao nói Chim sa cá lặn?

Khi nói về đàn bà đẹp, người Việt dùng thành ngữ “chim sa cá lặn”. Phải chăng xuất phát từ một thành ngữ Trung Hoa? (Hoàng Thị Lan, Liên Chiểu,...

Exit mobile version