Ngộ độc rượu là hiện tượng thường xuyên xảy ra với các cánh mày râu đặc biệt là trong các ngày tết. Nếu bạn không giải độc rượu sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và có thể nguy hiểm cho bạn.
Triệu chứng của ngộ độc rượu
Thời gian chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện gồm:
- Chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn.
- Ăn vào lại nôn nhiều lần.
- Đau bụng.
- Lú lẫn.
- Yếu cơ.
- Mắt mờ hoặc nhìn thấy trắng mờ, như đang trong cơn bão tuyết.
- Rối loạn cảm nhận về màu sắc.
Nếu nhận thấy những triệu chứng trên ở người trước đó đã uống rượu thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Xử trí sau khi uống rượu
Nên:
- Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má.
- Uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. Nên uống thêm các loại nước: Nước chanh, nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh), uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
- Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
- Nếu người uống rượu say ngủ, người nhà hãy để yên cho họ ngủ. Tuy nhiên, cứ vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn cháo loãng. Tránh trường hợp đói sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Không nên:
- Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
- Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
- Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.
Cách giải độc bia rượu cho cơ thể đơn giản trong ngày tết
Trước hết, sau bữa nhậu nên uống ngay một lượng nước nhiều hơn lượng bia đã tiêu thụ, nếu được gấp đôi càng tốt. Lời khuyên này chỉ hợp lý và khả thi với người chỉ tiêu thụ một vài lon bia. Với người “thấm giọng” mỗi lần cả két bia thì không còn sức để uống hai két nước sau đó.
Pha loãng lượng bia trong cơ thể là biện pháp hữu dụng để giảm lượng acid uric trong máu. Quan trọng hơn nữa là sau đó phải đi tiểu để đào thải cho bằng được chất này trước khi acid uric kịp thời tìm chỗ ẩn náu đâu đó trên đường tiết niệu hay trong khớp.
Kế đến, ăn chay một bữa cho đích đáng, nghĩa là chỉ toàn rau cải, đậu hũ… ngay sau bữa tiệc đậm đà bia rượu thịt mỡ. Nếu ăn chay được vài bữa liên tục càng tốt vì tác dụng giải độc. Nhóm người có cơ tạng dễ bị tăng chất sinh sạn trong khớp, hay gai cột sống, có thể phòng bệnh không khó nếu mỗi tháng định kỳ chọn ra 7-10 ngày để ăn chay trường.
Ăn vài củ khoai tây luộc khi thức dậy sau bữa nhậu có thể giúp giảm acid uric có hại cho cơ thể. (Ảnh: theyankeechef)
Sau hết, luộc vài củ khoai tây để ăn sáng hôm sau bữa nhậu. Phải là khoai tây mới được vì tác dụng hạ acid uric của hoạt chất trong khoai lang tây đã được xác minh từ lâu. Tác dụng này không có trong khoai lang ta.
Về mặt khoa học, không quá khó để ngăn chặn tình trạng tăng acid uric trong máu do rượu bia. Cái khó là ở chỗ làm sao thuyết phục người uống bia tuân thủ các biện pháp phòng bệnh tương đối đơn giản như trên.