Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm sao để ăn sạch – sống khỏe

Ăn sạch nghĩa là một chế độ ăn uống với nhiều chất dinh dưỡng và thực phẩm không qua chế biến thay vì sử dụng các loại thức ăn đã được chế biến chứa nhiều calorie, đường và chất béo. Ăn sạch có tác động rất tích cực đối với sức khỏe, giúp phòng tránh bệnh tật và cung cấp đủ năng lượng cho mỗi người để sống và làm việc mỗi ngày. Thậm chí, chế độ ăn lành mạnh còn quan trọng tới mức mà các bác sĩ còn bắt bệnh nhân phải bổ sung nhiều rau xanh thay vì ăn quá nhiều thịt, cá…

Nếu tìm kiếm trên Google, bạn sẽ nhận được khá nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để mua được thực phẩm an toàn hay xây dựng một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không ít bà nội trợ vấn cảm thấy rất vất vả khi tìm kiếm những thông tin chất lượng về sức khỏe gia đình. Thực tế, ăn sạch không hề phức tạp như bạn nghĩ và sau khi đã biết được 10 bí quyết dưới đây thì bạn còn thấy một chế độ ăn uống lành mạnh còn đơn giản hơn rất nhiều.

1. Lựa chọn thực phẩm “bảy sắc cầu vồng”

Rau xanh là nền tảng của một chế độ ăn lành mạnh và gần như ai trong chúng ta cũng đều bổ sung loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.

Cách tuyệt vời nhất là từ hôm nay bạn hãy lựa chọn những thực phẩm chứa các màu sắc sau đây: xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng và hồng/xanh da trời. Điều này sẽ đảm bạn bạn không chỉ đa dạng các loại rau trong bữa ăn mà còn tránh sự nhàm chán, kích thích ăn uống hơn và cơ thể sẽ được hấp thụ một loạt các chất cần thiết như chất chống oxy hóa (antioxidant), vitamin, chất khoáng và dưỡng chất từ thực vật (phytonutrient).

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì bạn cũng nên thay đổi cách chế biến để tăng tính hấp dẫn cho món ăn, chẳng hạn như luộc, xào hay làm nộm.

2. Lựa chọn rau củ giàu protein

Ăn sạch không có nghĩa là bạn phải ăn chay nhưng bạn không nên ăn quá nhiều thịt để cung cấp protein cho cơ thể. Thay vào đó, hãy ăn thịt một vài lần một tuần và lựa chọn các loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan, hạt giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác như folate – rất tốt cho quá trình lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu, ăn nhiều đậu thay vì thịt cũng sẽ giảm thiểu lượng cholesterol trong cơ thể.

Đậu gà (chickpeas) cũng là nguồn cung cấp protein rất tuyệt vời. Bạn có thểm sử dụng đậu gà để làm salad hay món khai vị, hạt quinoa để thêm vào soup và nhiều sự thay thế thú vị khác để khiến bữa ăn trở nên lành mạnh hơn.

3. Mua các loại rau đã được cắt, thái sẵn

Bạn cũng có thể mua các loại rau quả đã được cắt, thái, gọt vỏ… sẵn ở cửa hàng hoặc siêu thị để tránh làm mất chất dinh dưỡng nếu tự làm ở nhà.

4. Lựa chọn thực phẩm có tỷ trọng năng lượng thấp

Chế độ ăn sạch nên tập trung vào các thực phẩm có tỷ trọng năng lượng thấp – những loại thực phẩm có tỷ lệ carlorie ở mức tương đối (như bột rau xanh có ít hơn 10 calorie/bát), giúp bạn cảm thấy ngon miệng và no lâu mà không cần phải bổ sung quá nhiều năng lượng. Ngoài ra, những bữa ăn như vậy cũng không gây ra cảm giác nhàm chán, thích hợp với những người đang muốn giảm cân nhưng vẫn đảm bảo giúp chúng ta luôn căng tràn năng lượng.

Uống ít nhất 2 lít nước, chia nhỏ khẩu phần ăn và bổ sung salad thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày cũng là giải pháp lý tưởng để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học.

5. Ăn nhiều chất xơ

Gạo nguyên chất, rau xanh, hoa quả và các loại hạt là những loại thực phẩm chủ yếu của một chế độ ăn sạch. Tất cả đều giàu chất xơ, có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, phòng ngừa ung thư đường ruột, chống béo phì, điều trị sỏi mật và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

6. Ăn nhiều các loại hạt

Các loại hạt là sự lựa chọn của nhiều người, không chỉ bởi vì chúng có nhiều chất dinh dưỡng mà còn chứa một số khoáng chất và yếu tố vi lượng.

Theo nhiều nghiên cứu, ăn nhiều các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, bí đỏ… sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú, tiểu đường, tốt cho tim mạch, giảm cân hay ngăn chặn xuất hiện mụn trứng cá…

7. Socola đen và rượu vang

Socola đen và rượu vang – đặc biệt là vang đỏ hoặc vang hồng đều chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tim và có lợi cho các cơ chế bảo vệ chống lại chấn thương thần kinh, suy thoái thần kinh trung ương sau rối loạn cấp tính hoặc do kết quả của bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính. Đặc biệt, trong socola đen còn chứa flavon có tác dụng điều tiết khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

8. Không ăn quá nhiều các chất tạo ngọt nhân tạo

Chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế đường trong quá trình chế biến nhiều loại thực phẩm, đồ uống như soda, kẹo, đồ tráng miệng… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những chất này có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường nên việc sử dụng thường xuyên là điều không hề tốt.

9. Hạn chế sử dụng đường

Hãy tối thiểu hóa lượng đường sử dụng trong quá trình chế biến. Bởi lẽ, ăn quá nhiều đường sẽ làm rối loạn glucose trong máu, khiến chúng tăng mạnh rồi giảm nhanh đột ngột, làm chúng ta dễ bị choáng, đau đầu và cáu kỉnh…

10. Ăn sạch không có nghĩa là “sạch hoàn toàn”

Sống lành mạnh không có nghĩa là bạn cắt giảm tất cả những buổi tối cả gia đình cùng nhau ra ngoài thưởng thức đồ nướng, hải sản hay các món ăn quen thuộc khác. Hãy thưởng thức ẩm thực theo thói quen của bạn nhưng đừng quên các quy tắc ăn uống khoa học ở trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Xem thêm tại chuyên trang Ăn Sạch – Sống Khỏe của tạp chí ĐÁNG NHỚ để biết được các chất độc hại cũng như tạo cho mình một thói quen sống lành mạnh hơn.

Tết nguyên đán có từ bao giờ?

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu...

Bàn chuyện “Sến” trong âm nhạc – Sài Gòn xưa

“Sến” không chỉ được gói gọn trong phạm trù những ca khúc, mà nó còn bàng bạc trong nhiều mặt như: ăn mặc, hành vi, lời nói, phong cách của...

Mỹ thuật thời kỳ Hùng Vương

Phần trước chúng ta nói về mỹ thuật việt nam “thời kỳ hình thành cơ tầng văn hóa nghệ thuật bản địa”, tức là thời tiền sử. Ngay sau thời...

Việt Ngữ Thuần Việt?

Trên thế giới có đến 6.900 ngôn ngữ khác nhau bao gồm ngôn ngữ chính thức và các thổ ngữ. Trung Hoa và Ấn Độ là hai quốc gia rộng...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong...

Bức tranh toàn cảnh về lịch sử chữ viết của người Việt

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 3 – Sách học

Sách học phần nhiều là sách của Trung quốc, còn sách do người Nam soạn thường chỉ là loại vỡ lòng, Nam sử, hay chú giải kinh điển của thánh...

Trương Phúc Giáo và sự mở tỉnh Hà Tiên vào năm 1811

Về lịch sử lỵ sở Hà Tiên, ta có nhiều chi tiết nên chú ý. Trước hết miền Hà Tiên là miền Chân Lạp, tức là Cao Miên bây giờ....

Nhạc sĩ Trường Sa, phận đời thứ hai và những tác phẩm mới

Có những câu hỏi, tôi tự đặt ra khi nghe xong một loạt những bản nhạc của nhạc sĩ Trường Sa. Là, hình như có một điều gì của đời...

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” trong nỗi niềm sâu thẳm của Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh nổi lên như một hiện tượng âm nhạc những năm cuối của thập niên 1960. Đã có thời gian khi còn là học trò, tôi thường viết lan...

Mùa hoa gạo ở Hà Nội qua ảnh màu của người Pháp

Cây gạo là loài cây được trồng phổ biến trên các ngả đường Hà Nội xưa. Cùng khám phá mùa hoa gạo tuyệt đẹp ở Hà Nội năm 1916, được...

Exit mobile version