Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những ai không nên ăn thịt gà?

Thịt gà rất tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng, nhưng nếu mắc phải một trong những bệnh dưới đây thì bạn tuyệt đối không nên ăn thịt gà.

Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho biết trên báo Dân Sinh rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:

– Người đang bị thủy đậu: Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là phần da bởi nó sẽ gây ngứa, khó chịu ở các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.

– Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.

– Người đang bị táo bón, khó tiêu: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà rất khó tiêu. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

– Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết, da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là da gà và lòng trắng trứng.

– Người mới phẫu thuật: Những bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Dù còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng tốt nhất là tránh ăn.

– Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi, chính vì vậy người đang mắc sỏi thận cần kiêng loại thịt thơm ngon này.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Tiền Phong).

Ngoài ra, theo Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh chia sẻ trên báo VnExpress, năm thứ không nên ăn chung với thịt gà là:

– Cá chép: Thịt gà kiêng ăn với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn sinh ra nhiều mụn nhọt. Nếu mắc phải mụn do ăn thịt gà, nấu nước đậu đen uống sẽ khỏi.

– Thịt chó: Kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết lỵ. Khi ấy uống nước cam thảo sẽ khỏi kiết lỵ.

– Tỏi, rau cải và hành sống: Ăn thịt gà không nên ăn chung với tỏi, rau cải và hành sống vì thịt gà tính cam ôn, trong khi hành tỏi đại nhiệt, rau cải cam hàn. Các thứ này ăn cùng nhau sinh ra kiết lỵ. Nếu bị kiết lỵ, nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.

– Rau kinh giới: Thịt gà kiêng với rau kinh giới vì thịt gà tính cam ôn thuộc phong còn kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sinh ra chứng phong ngứa.

– Muối vừng và rau thơm: Thịt gà kiêng muối vừng (muối mè) và rau thơm bởi thịt gà thuộc về phong (mộc). Nếu ăn lẫn muối vừng, rau thơm sẽ động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Trị chóng mặt, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.

Cù dậy là gì?

“Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long...

Nhân vật Nguyễn Hoằng

Khi mới tập tành nghiên cứu, tôi chọn môt đề tài rồi đi tìm tư liệu. Dần dần tôi khám phá ra rằng có khi mất cả năm tìm kiếm...

Nuôi gà chọi

Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi. Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm,...

Chim ra ràng là gì?

Ràng là từ có gốc Hán, viết là 翎, đọc là linh, nghĩa là lông chim. "Chim ra ràng" ám chỉ những con chim nón vừa mới mọc lông và bắt...

Nhớ về Nam Phương Hoàng Hậu – Hương thơm miền Nam

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng...

Tranh thuỷ mặc Chợ Lớn

Thời gian qua, cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình Việt Nam ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, hàng loạt cuộc triển lãm...

Đàn Xã Tắc – Biểu tượng gắn kết lãnh thổ

Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ quan trọng ở nước ta dưới chế độ quân chủ. Trải qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn,...

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Pháp thuộc

Tôi xin hỏi: phải chăng ngày xưa, ông bá hộ là ông nhà giàu cung cấp cho nhà nước được một trăm người lính hay là chỉ có mười người?...

Hà Nội 36 phố phường một thế kỷ trước

Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình, tạo nên 36 phố phường Hà Nội rất...

13 mẹo điều trị chảy máu chân răng hiệu quả tại nhà

Chảy máu chân răng thường không nghiêm trọng, nhưng có thể gây đau đớn và dẫn đến hôi miệng. Dưới đây là một số mẹo đối phó với tình trạng...

Vua Bảo Đại về nước sau 10 năm du học ở Pháp

Sau 10 năm du học ở Pháp, ngày 16/8/1932, vua Bảo Đại xuống tàu về nước. Ngày 8/9/1932 tàu chở vua về đến Đà Nẵng… Bộ ảnh vua Bảo Đại...

Exit mobile version