Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những thói quen xấu khi ăn cơm

Không chỉ những thói quen xấu trước và sau khi ăn gây hại cho sức khỏe của bạn mà trong khi ăn nhiều gia đình cũng mắc phải những sai lầm phổ biến cần sửa để tránh rước họa vào thân.

1. Uống nước

Mặc dù uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn no hơn và ăn ít hơn trong bữa ăn, nhờ đó bạn sẽ có cơ hội giảm cân. Nhưng các nhà khoa học lại không khuyến khích bạn uống nước trong bữa ăn, đặc biệt là các loại nước có ga, cồn…

Theo chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ, bác sĩ Shonali Sabherwal thì uống nước trong suốt bữa ăn sẽ cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. Từ đó làm cho hàm lượng insulin không ổn định, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ khiến bạn có nguy cơ tăng cân. Hơn nữa, uống nước khi ăn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và chức năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày… nên sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Uống nước khi ăn sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, quá đó cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ bị các bệnh về dạ dày.

Sẽ là tốt nhất cho bạn nếu uống nước trước hoặc sau khi ăn.


Trong khi ăn chúng ta cũng cần kiêng kị một số điều để đảm bảo sức khỏe

2. Nói chuyện

Trong bữa ăn, tốt nhất bạn không nên nói chuyện vì những lý do sau đây:

Vì vậy, khi ăn nên hạn chế nói chuyện. Kể cả khi nhai cũng cố gắng không nên há miệng quá to

3. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe, dễ dẫn đến nhiều bệnh như đau dạ dày, khó tiêu, mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ… Thức ăn được tiến hành nhai nát tại khoang miệng, làm cho thức ăn được trộn đều với men tiêu hóa trong nước bọt để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn và gây lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm đau dạ dày.

Để giữ cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt, bạn hãy ăn chậm, nhai kĩ. Cách này cũng giúp bạn thưởng thức hương vị của món ăn tốt hơn.

4. Vừa ăn vừa dùng điện thoại

Smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người trong chúng ta đã hình thành nên thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại để lên mạng, lướt facebook mà ít để ý đến những tác hại khôn lường của nó. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cơm dùng điện thoại, trước tiên sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng; tiếp theo là ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thói quen này không chỉ làm ảnh hưởng đên dạ dày mà thậm chí còn làm rối loạn hệ thống tiêu hóa nữa.

Lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra là khi ăn cơm chúng ta nên tập trung vào việc ăn uống, tránh những việc ngoài luồng tác động, ảnh hưởng đến bữa ăn. Ngoài việc không xem ti vi, không dùng điện thoại, bạn cũng không nên nói chuyện quá nhiều đâu.

5. Gắp thức ăn cho người khác

Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta. Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị… Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày… có thể lây lan qua đường ăn uống chung. Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà bạn gắp cho họ. Vậy nên trong bữa ăn, chúng ta nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác, nếu có, hãy nhớ xoay đầu đũa hoặc sử dụng một đôi đũa sạch khác bạn nhé.

6. Hút thuốc lá trong khi ăn

Đàn ông nhiều người thích hút thuốc trong khi ăn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Vì nó làm tăng gấp đôi tác hại của nicotin đối với sức khỏe, lúc này máu đan hoạt động cực nhanh để hấp thu chất dinh dưỡng nên các chất độc sẽ xâm nhập vào máu nhanh hơn và gấp nhiều lần hơn. Nó còn làm hạn chế hấp thu các khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin B, C…

7. Ăn cơm chan canh

Theo các chuyên gia, hiện nay các gia đình đều có thói quen ăn cơm chan canh để việc ăn cơm trở nên dễ dàng và nhanh gọn hơn. Thế nhưng khi uống nước (nước canh, nước lọc, nước ngọt…) trong quá trình ăn sẽ khiến cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ. Điều này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thức ăn không được nghiền nát sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, càng để lâu sẽ sinh ra bệnh đau dạ dày và có thể là ung thư dạ dày.

Ngoài ra, đặc biệt với trẻ nhỏ, việc ăn cơm chan canh là không nên bởi trẻ sẽ cảm thấy nhanh no nhưng dinh dưỡng hấp thụ lại rất ít. Dịch tiêu hóa bị nước làm loãng khiến lượng dinh dưỡng sẽ còn lại rất ít. Về lâu dài trẻ sẽ hình thành thói quen nuốt trôi chứ không nhai nữa, ảnh hưởng tới cơ hàm cũng như sức khỏe của trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên nhai kỹ thức ăn, cơm trước khi nuốt và chỉ nên uống nước chan canh hay bất kỳ loại nước gì sau cùng.

8. Uống rượu trong khi ăn

Sử dụng đồ uống có cồn trong bữa tối sẽ làm cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể, điều này làm tổn hại tới dạ dày, gây ra loét dạ dày và thậm chí có thể gây ra ung thư dạ dày.

Thành ngữ “Cá châu chim lồng”

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. Chuyện kể: Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người...

Tìm hiểu xe của Tổng thống Mỹ

Xe tổng thống Mỹ nặng bao nhiêu tấn? Xe tổng thống Mỹ nặng bao nhiêu tấn là câu hỏi nhiều người đặt ra khi biết được sự trang bị tối...

Ví dầu tình Bậu muốn thôi nghĩa là gì?

“ Ví dầu tình Bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi Bậu ra …” Câu ca dao này ý nói cái thói nói xấu, kể tội nhau hay...

Lính Khố Xanh & Khố Đỏ

* Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành...

“Thằng đó chơi được hôn?”

Hồi mới về Sài Gòn sống, tôi ít có cảm nhận mình là dân ngụ cư, đơn giản vì khu phố tôi ở có mấy người là dân Sài Gòn...

Cây đa ở làng

Nói đến làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đầu làng. Cách đây gần 70 năm (1952), khi sáng tác nhạc phẩm Làng tôi,...

Những câu nói đáng suy ngẫm

1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại...

Khởi nghĩa Dương Thanh năm 819

Bài viết chỉ dừng lại ở việc đặt một giả thuyết khác về cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh hay nói cách khác bài viết góp những bằng chứng cho...

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

Khán giả yêu nhạc vàng có lẽ không ai là không biết bài hát “Mưa Rừng” nổi tiếng với giai điệu và lời hát nỉ non tâm sự: Mưa rừng...

Việt Nam cuối thập niên 1990 trong ảnh của Hiroji Kubota

Nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã có nhiều trải nghiệm khó quên trong các hành trình khám phá Việt Nam cuối thập niên 1990. Hình ảnh đăng...

Tóc dài, tà áo vờn bay…

Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về… tóc dài tà áo vờn bay”. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo...

Báo thù

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đợi trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được...

Exit mobile version