Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tắm mùa nóng những điều cần lưu ý

Vào những ngày hè bạn thường hay có sở thích tắm và đặc biệt là tắm rất nhiều lần để giải tỏa cái nắng nóng như thiêu như đốt. Thế nhưng theo các chuyên gia cho biết, việc tắm nhiều lần trong ngày hay tắm vừa đi nắng về sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí là còn cả tính mạng. Vậy những điều bạn cần phải lưu ý khi tắm trong mùa hè này gì? Thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn.

1. Không nên tắm khi vừa đi ngoài nắng về

Khi mới đi ngoài nắng về nhà hay sau khi tập thể dục thể thao, cơ thể toát rất nhiều mồ hôi. Mọi người thường đi tắm ngay khi mới về nhà vì nghĩ rằng nước sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể.

Điều này thực sự rất nguy hiểm vì khi toát mồ hôi, lỗ chân lông vẫn còn mở rộng, nếu tắm ngay hơi nước sẽ ngấm vào lỗ chân lông có thể khiến bạn bị ho, sốt, viêm phổi,…

Vì vậy bạn nên nghỉ ngơi dưới quạt mát trước, hoặc làm một sốt việc vặt cho cơ thể hạ nhiệt trước khi vào phòng tắm.

2. Không nên tắm nước quá lạnh

Khi cơ thể đang nóng mà dội nước quá lạnh có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, các lỗ chân lông bị co lại, các vi mạch dưới da cũng bị co lại ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Theo đó, nhiệt độ nước thích hợp nhất để tắm trong mùa hè là khoảng 20 – 25 độ C vừa cho cảm giác sảng khoái lại không làm tổn thương cơ thể.

3. Không nên tắm quá nhiều lần trong ngày

Nếu mùa đông mọi người thường rất lười tắm thì trái lại, vào mùa hè họ lại tắm rất nhiều lần trong ngày (sáng tắm, trưa tắm, chiều tắm, thậm chí là tắm cả lúc trước khi đi ngủ).

Tuy nhiên, thói quen này lại không hề tốt đối với cơ thể. Bởi vì, tắm nhiều có thể khiến da bị khô, làm da mất đi các vi khuẩn có ích, thậm chí là còn gây hại cho da bởi sự tác động của các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm. Vì vậy, lời khuyên là bạn chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày thôi.

Người xưa có câu nói cửa miệng để giữ sức khoẻ: “Tắm sáng là vàng, tắm trưa là bạc, tắm tối là chì”. (Ảnh: Ký Sự Đường Phố)

4. Không nên tắm khuya

Thời tiết nắng nóng khiến mọi người khó ngủ. Vì vậy, nhiều người thường vô phòng tắm dội mấy gáo nước lạnh cho mát rồi mới đi ngủ. Tuy nhiên, việc tắm khuya trong ngày hè có thể gây tắc mạch máu. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối bỏ thói quen này đi nhé.

Phổi bị nhiễm lạnh: Phổi chính là cơ quan phải chịu tổn thương đầu tiên do bị nhiễm lạnh bởi nhiệt độ nước thấp khi bạn thường xuyên tắm đêm. Nếu như phổi bị suy yếu, cơ thể rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm phổi, phổi tắc nghẽn…

Dễ sốt cao và cảm lạnh: Tắm đêm rất dễ bị cảm lạnh, đặc biệt nếu như cơ thể đang trong tình trạng suy nhược, mệt mỏi. Bởi lúc này, sức đề kháng của cơ thể đang rất yếu nên dễ gây ra các triệu chứng cảm lạnh, ho, sổ mũi, đau đầu, sốt cao…

Ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu: Tắm vào ban đêm, đặc biệt khi tắm bằng nước lạnh dễ gây ra hiện tượng co thắt mạch máu, từ đó làm cản trở quá trình máu lưu thông và dẫn đến các bệnh như: đau đầu, đau vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó… về lâu dài sẽ trở thành bệnh kinh niên khó chữa khỏi.

Dễ gây đột quỵ giữa đêm: Tình trạng đột quỵ có thể xảy ra nếu như bạn thường xuyên tắm đêm, đặc biệt người già rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ. Sở dĩ có điều này là bởi người già thường có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa (vôi hóa), máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn đọc tắm hiệu quả hơn trong mùa hè.

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Tình Anh Lính Chiến của Nhạc Sĩ Lam Phương

Năm 1958 cũng như bao lớp người trai trẻ khác, nhạc sĩ Lam Phương hăng hái lên đường làm nhập ngũ làm bổn phận của người trai thời loạn. Trong...

Cuộc sống ở Chợ Lớn năm 1991 qua ảnh của Patrick Zachmann

Chân dung các đại gia người Hoa, thi hài người quá cố trong nhà tang lễ Chợ Lớn, khu nhà trọ bình dân ở đường Lê Quang Sung… là loạt...

Chân dung các mỹ nhân Sài Gòn trên bìa tạp chí Việt Nam trước 1975

Cùng nhìn lại ảnh của các “hotgirl” Sài Gòn để thấy nét đẹp dung dị, dịu dàng những năm tháng cũ ấy. Tạp chí “Vietnam” là ấn phẩm quốc tế...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương (1838-1914)

Đại lộ sang trọng và sầm uất nhất Chợ Lớn được đặt tên là “Đại Lộ Tổng Đốc Phương”, có phải ông nầy là một người có công trạng đối với...

Tam tộc trong “tru di tam/cửu tộc” là những tộc nào?

Hình phạt “tru di tam tộc” và “tru di cửu tộc” nghĩa là gì? Hình phạt này được thi hành dưới các triều đại phong kiến tại Việt Nam cũng...

Người Miêu: Lịch sử của một dân tộc lưu vong

Qua cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam, sự liên hệ của các sắc tộc miền núi đã đóng một vai trò không kém phần quan trọng, thường được báo...

Phong Tục Tết Của Người Dân Miền Nam Xưa

Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống thiêng liêng và trọng đại của dân tộc; vì thế để đón chào một năm mới, người dân khắp nơi đều chuẩn bị...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Chuyện kể về Hồ Xuân Hương – Đà Lạt

Hồ nước lớn ở trung tâm thành phố Đà Lạt không phải là một hồ nước tự nhiên, mà là một hồ nhân tạo. 1. Nguồn gốc của Hồ Xuân...

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Lịch sử vương quốc Champa

Lịch sử vương quốc Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào kể từ cuốn sách của Georges Maspéro xuất...

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Exit mobile version