Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bán mộc bán giáo

Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc(1), vừa bán giáo(2). Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng:

– Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng. Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng:

– Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng.

Có người nghe nói, hỏi rằng: “Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác thì thế nào?”

Anh ta không làm sao đáp được.

Hàn Phi Tử

Lời bàn:

”Ôi! Một cái chắc, đâm không sao thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: “Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang”. Đến lúc có người bẻ: “Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?” thì tắc khẩu mà đành vác tượng ra về.

—————————-

(1) Đồ binh khí bằng gỗ hình bầu dục dùng để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn

(2) Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm. Trong bài này, chữ “giáo” dịch từ chữ “mâu” (vật để đâm), chữ “mộc” dịch từ chữ “thuẫn” (vật để chống đỡ). Do đó mà Từ Hán Việt “mâu thuẫn” được dùng với nghĩa phổ biến như hiện nay.

Ấm áp chợ làng quê

Ở nông thôn Việt Nam, mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ của làng nào, xã nào thì gọi theo tên của làng...

Cách ăn vận của người Sài Gòn xưa

Tôi tự hỏi, người Sài Gòn là như thế nào? Vài người lớn tuổi cho rằng làm gì có người Sài Gòn tuy thành phố trải qua hơn 300 năm...

Vùng đất Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Đi tìm căn cước thật của Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc là một đề tài khoa học, phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Điển hình là cuộc thảo luận trực truyến ở Diễn đàn Diễn đàn...

Vỉa hè Sài Gòn những năm 1960 có gì? Chuyện ăn uống của Sài Gòn ngày xưa

Từ những quán ăn được trang trí và bày biện rất đơn giản và có phần tạm bợ trên dọc đường đi, trong các khu chợ đến các quán hàng...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Sự tệ hại của văn hóa “khôn lỏi”

Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để nhận ra một nét ‘văn hóa’ đặc thù, đó chính là “khôn lỏi”. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách...

Chuyện hồn ma phá án – Chạy đâu thoát khỏi số Trời?

Kẻ sát nhân đã cao chạy xa bay, cứ ngỡ “trời không biết, quỷ không hay”, nào ngờ chạy đâu cũng không thoát khỏi số trời. Vào thời nhà Đường...

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Mấy vấn đề về vua Gia Long

0.1. Tôi không phải là một chuyên gia về lịch sử, đặc biệt là về nhà Nguyễn, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có những nghĩ suy và thực ra là...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 1/5 – Xây dựng tổng hành dinh

Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm được Sài Gòn - Chợ Lớn thì có 4 ngôi chùa được trưng dụng làm đồn quân sự và trang...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Exit mobile version