Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đi bộ dưới mưa, thong dong tự đắc

Con người nếu cởi mở, thoải mái, thì dù đi trong mưa cũng rất vui vẻ.

Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, rất thích những ngày trời đổ mưa. Cả năm bốn mùa làm việc vất vả để ăn no mặc ấm, khi nào thời tiết bất lợi như có mưa, người trong thôn đại đa số là phàn nàn thời tiết không tốt ảnh hưởng tới công việc, nhưng trên thực tế những ngày trời mưa cũng là cơ hội để mọi người có thể nhàn nhã cũng nhau tụ tập, kể những chuyện trên trời dưới đất, hưởng thụ không khí mát mẻ của những ngày nhàn nhã.

Sau này trong sách cổ, tôi đọc được một câu chuyện về cuộc sống điền viên của Gia Cát Lượng có tên “Tình canh vũ đậu”. Thời đó, “mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi”, trong lòng người xưa luôn khao khát một cuộc sống thuận theo trời mà hành động. Loại tư duy này có nghĩa là cho dù trời nắng hay âm u thì ta đều có thể tự an nhàn, ung dung, chẳng bao giờ phải để tâm, lo lắng hay chán nản vì thời tiết không thuận theo mong muốn.

Mưa là một món quà từ thiên đường

Trên thực tế, có rất nhiều quốc gia coi mưa như là món quà mà thiên đường ban tặng. Tôi từng sống một khoảng thời gian dài ở Nhật Bản và Singapore, do lượng mưa lớn, nên hệ thực vật ở hai quốc gia này rất phong phú và tươi tốt. Mưa không chỉ làm tươi mới không khí, mà còn làm sạch mặt đất, đồng thời cũng cung cấp cho thực vật lượng nước dồi dào, do đó tôi cho rằng mưa là món quà từ thiên thượng. Ngược lại, ở những đất nước và khu vực có ít mưa, thực vật kho cằn, nguồn nước khan hiếm và điều kiện sống khắc nghiệt. Do đó, dù là sinh sống hay đi du lịch tôi đều thích lựa chọn những thành phố và địa phương có nhiều mưa. Đi bộ dưới trời mưa mát lạnh, là một cảm giác rất ung dung. Hoặc có thể ngồi bên hiên cửa sổ, ngâm một tách trà ngắm mưa rơi. Đọc sách vào những ngày mưa khiến tôi cảm thấy đặc biệt thoải mái, và cảm hứng viết lách của tôi thường bùng phát trong mưa.

Tất nhiên có rất nhiều người trên thế giới bởi vì cuộc sống quá bận rộn mà không thích những ngày mưa, họ muốn làm việc cả đêm lẫn ngày, đến nửa đêm vẫn miệt mài với công việc. Họ cũng muốn biến những ngày mưa thành ngày nắng, bởi có mưa họ cũng không thể nghỉ ngơi. Họ ghét những ngày trời mưa bởi vì mưa có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc của họ. Mặc dù vậy “trời thì phải mưa, gái phải lấy chồng”, chỉ có thể thở dài bất lực, chi bằng thuận theo ý trời mà phát triển, sức người vốn chẳng thể chống lại ý trời, tốt nhất là “thuận theo tự nhiên”. Trên thực tế chỉ cần dừng việc chạy theo công việc mà thành nô lệ cho nó, nghỉ ngơi thích hợp và buông bỏ những vật ngoài thân, sẽ khiến cho bản thân cảm thấy vui vẻ tự tại.

pxhere

Đời người không cần phải đi quá nhanh

Khi nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, thực tế mà nói không cần phải đi quá nhanh, trên đường đi có rất nhiều cảnh đẹp, hãy từ từ tận hưởng, trà thơm cũng cần phải ngâm dần dần mới có mùi vị. Vạn sự nếu muốn nhanh thành công thì cũng là nóng vội hỏng việc, lòng làm quá lớn cũng giống việc giết gà lấy trứng, dục tốc thì bất đạt, cuối cùng chỉ kiệt sức mà chẳng đạt được gì.

Thuận trời mà hành, tiêu dao tự tại.

Người nhìn xa trông rộng, nhìn việc thấu đáo, thì không tranh cãi, giành gật.

Người độ lượng, suy nghĩ thoáng, thì không tranh đấu.

Người đắc đạo thuận theo thiên ý, thì không vội vã.

Người đức dày, khiêm nhường, thì không lớn tiếng khoe khoang.

Người biết đủ thường vui vẻ, thì không già.

Khi gặp phải những chuyện không vui vẻ, chúng ta có từng tĩnh lặng suy nghĩ, rốt cuộc là vì thứ gì? Khi chúng ta tìm về khát vọng ban đầu của bản thân, sẽ phát hiện ra những điều không vui vẻ trước mắt vốn chẳng là gì cả.

Bất cứ lúc nào, khi phiền não ập đến, khi trong lòng kích động, hãy nói với bản thân mình: Sống không phải để tức giận mà là để sống một cuộc sống vui vẻ. Thái độ của một người quyết định cảnh giới tinh thần của người đó, thuận Trời mà hành động thì có thể sống một cách tiêu dao tự tại.

Theo Vân Trung Quân, Secret China

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

Một cậu học sinh lớp tám mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì...

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975.

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 23

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

29 bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Những bản đồ cổ của các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế hiến tặng Nhà nước Việt Nam, xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...

Tên gọi của các trường Đại học ở miền Nam trước năm 1975

Nói về bậc Đại học ở Sài Gòn thì ngày xưa có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau trong đó...

Ngã 3 Ông Tạ – Xóm “Nai đồng quê” trước năm 1971

Bắt đầu từ ngay ngã ba trên đường Thoại-Ngọc-Hầu. Bên phải có tiệm gạo Quang Vinh, nhà 3 tầng lầu, có người con trai cả tên Vinh học trò võ...

Tóc dài, tà áo vờn bay…

Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về… tóc dài tà áo vờn bay”. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo...

Vũng Tàu năm 1968 qua ống kính của Jeff Lander

Phố quán bar Phan Thanh Giản, con tàu ma trên bờ biển, quang cảnh nhìn từ Thích Ca Phật Đài… là những hình ảnh đáng nhớ về Vũng Tàu năm...

Cuộc Sống Của Người Dân Miền Nam Thời Kỳ Trước Và Sau Thuộc Địa Pháp – (Phần 2/Kết)

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Đặt gạch có nghĩa là gì?

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu...

Exit mobile version