Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đời người thắng ở “hợp độ”, bại ở “vô độ”

Trong “Luận ngữ” có câu: “Quá do bất cập”, ý nói làm bất cứ việc gì quá mức hay không đủ mức thì đều không tốt, không thích hợp. “Hợp độ” chính là đạo xử thế của người xưa. Trong đạo xử thế này, điểm nổi bật nhất chính là chữ “độ”. Nó không chỉ là yêu cầu chung sống giữa người với người mà còn là yêu cầu tu dưỡng của mỗi cá nhân.

Trong bất kỳ một sự việc gì, nếu không có mức độ thích hợp, không có độ tiến độ lui, độ nhận lấy hay xả bỏ, thì rất dễ dàng lâm vào tình cảnh bị trói buộc mà không thể thoát ra được. Cho nên trong cuộc sống từ cách nói chuyện, ăn uống, hành xử, đối nhân xử thế đều phải chú ý đến chữ “độ” này.

Gia đình phải có “ôn độ”

Cổ ngữ nói: “Hữu phu hữu phụ, nhiên hậu vi gia”, tức là có chồng có vợ thì tự nhiên thành gia đình. Gia đình không phải là cái nhà hay căn phòng, không phải một không gian được xây dựng nên có đầy đủ của cải vật chất như ti vi, tủ lạnh… Vật chất phong phú đương nhiên sẽ giúp con người có cuộc sống đầy đủ, sung túc, nhưng đó không phải yếu tố quyết định và lâu dài.

Gia đình mang ý nghĩa về sự ấm áp hơn là về sự đầy đủ vật chất. Nó là bến đỗ bình an, là nơi dừng chân của con thuyền sau nhiều chặng bôn ba. Bởi vậy gia đình nhất định phải có sự ấm áp, nếu không nó sẽ chỉ đơn giản là một căn nhà trống.

Hành xử phải có “khí độ”

Mỗi người trong cách hành xử, làm việc đều phải “cương nhu” thích hợp, biết lúc nào nên “cương” và lúc nào nên “nhu” để công việc được hoàn thành. Có những việc, “dụng tâm quá mức” chưa hẳn đã là tốt, thậm chí còn khiến người khác oán thán.

Đặc biệt, đối với những người nắm giữ trọng trách cao thì làm việc càng cần phải có khí độ. Mỗi quyết định, việc làm của họ đều ảnh hưởng đến vận mệnh của xã hội, trăm họ, nên càng cần phải làm việc cho hợp đạo lý.

Kết giao phải có “cung độ”

Kết giao bạn bè không nhất thiết phải nhiều nhưng cần phải là những người chân thành. Trong cuộc sống, bạn bè cũng không nên tham gia quá mức vào công việc cá nhân của nhau. Nên có “cung độ”, có chừng mực, không nên “gần gũi rồi sinh ra vô lễ”. Bạn bè cùng tâm cùng chí mới có thể được lâu dài.

Làm việc phải có “tốc độ”

Đời người, ngoài thời niên thiếu và khi về già thì thời gian làm việc, gây dựng sự nghiệp cũng không quá dài. Vì vậy, mỗi người phải nắm bắt thời cơ, làm việc phải chuyên tâm và có hiệu suất, có tốc độ mới mong có được thành công.

Mỗi người cần ý thức hơn về thời gian, giữ lời hứa về thời hạn mới có thể giữ được chữ tín, giữ chữ tín mới có thể làm việc, kết giao và làm thành đại sự.

Ăn uống không được “quá độ”

Cổ nhân rất coi trọng việc ăn uống. Bởi vì, ăn uống có thể phản ánh chính xác phẩm chất đạo đức của mỗi người. “Nhìn tướng biết người”, nhìn vào hành vi nhỏ là cơ bản có thể hiểu nhiều điều về người ấy. Ăn uống là việc hàng ngày của mỗi người trong cuộc sống, thông qua tướng ăn uống có thể thấy được mức độ tu dưỡng của họ.

Một người ăn uống vô độ thì người tỉnh táo sẽ không muốn kết giao, nói chi đến việc hợp tác lâu dài. Bạn bè lâu ngày gặp nhau, mà ép nhau quá độ thì mất đi ý nghĩa tình thân, mất đi phong thái lịch sự.

Bản thân việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cho nên lại càng cần ăn uống “hợp độ”, không nên phóng túng, vô độ.

Rèn luyện phải có “thường độ”

Một người quý trọng sinh mệnh của bản thân thì nhất định không lơ là rèn luyện. Mỗi người cần phải rèn luyện cả về thể chất lẫn tâm tính của mình. Rèn luyện thân thể thì có thể tiêu trừ mệt nhọc, có sức bền để gánh vác công việc. Rèn luyện tinh thần là để có lối nghĩ lạc quan, phóng khoáng và biết đủ. Thiếu một trong hai đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hưởng thụ phải có “mức độ”

Cổ nhân đã dạy: “Thế bất tận sử, phúc bất tận hưởng”, tức là có quyền có thế thì không nên dùng hết, có phúc có lộc cũng không nên hưởng tận.

Phúc báo có lẽ là điều mà ai ai cũng mong có được trong cuộc đời. Nhưng “Phúc hề họa sở ỷ, họa hề phúc sở trí”, họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của họa. Phúc nếu như hưởng hết thì tất sẽ chiêu mời họa. Con người càng sống đến tuổi trung niên, lão niên càng nên hiểu được buông bỏ, xả bỏ, không nên truy cầu ham muốn và tham lam có được. “Hợp độ” mới là cách hưởng thụ thực sự của một người thông minh.

An Hòa

5 giai đoạn xâm lấn Biển Đông từ 1946 đến nay của Trung Quốc

Lợi dụng các khoảng trống quyền lực nước lớn tại Đông Nam Á / Biển Đông, Trung Quốc từng bước trắng trợn chiếm đoạt biển đảo của các quốc gia...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 1 – Định Kỳ – Phép Thi

Thi Hương là kỳ thi quan trọng cấp đầu để lấy người đỗ Cử-nhân ra làm quan, cũng gọi là Trung khoa (Ðại khoa tức thi Hội, thi Ðình, là khoa thi...

Những ngày đầu đi khai hoang của người dân Sài Gòn

Cuộc sống của cư dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn những ngày đầu đi khai hoang... để lại dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng đất...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Bỏ quên con sinh

Họ Công Sách(1) sắp tế. Trong các lễ vật bỏ quên không đặt con sinh(2), Khổng Tử nghe thấy chuyện, nói rằng: - Trong hai năm nữa, họ Công Sách...

Có hay không chế độ phong kiến ở Việt Nam?

Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả viết và bàn về hai chữ  Phong kiến. Họ  phân tích, đối chiếu với lịch sử để tìm cách minh định :...

Những hình ảnh quý giá về Đông Dương năm 1930

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Lá thư dụ hàng kỳ quặc nhà Tống gửi vua Lê Đại Hành

Một tờ thủ dụ hàng ngộ nghĩnh, xáo trộn văn chương quân sự, lời lẽ ngoại giao với những luận bàn về y học… Tháng tám năm Canh Thìn (980)...

Thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời

Đi tìm bắt các loài côn trùng là thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời, nay dần bị lãng quên vì nhiều lý do. Các loài...

Phân biệt nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ

Người xưa thường nói: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt. Không chỉ ngữ pháp mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng rất phong phú. Vì thế để...

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

Nguồn gốc và ý nghĩa của tranh, tượng Tam Đa

Người ta đã chọn ba nhân vật đã qua thời gian lịch sử làm khuôn mẫu cho cụm biểu tượng “Phúc – Lộc – Thọ” làm Tam Đa Những năm...

Exit mobile version