Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Gieo nhân nào gặt quả nấy

Một người đàn ông trẻ tuổi đã giúp đỡ bà lão mà không mong nhận lại điều gì và chỉ nói “Hãy nhớ đến tôi khi thấy ai đó cần giúp đỡ”. Thế nhưng, anh không hề biết việc đó đã mang đến cho anh điều bất ngờ.

Chàng trai trẻ đã giúp đỡ bà lão mà không mong nhận lại điều gì. (Ảnh: Internet)

Một bà lão đang loay hoay không biết làm sao để về nhà vì chiếc xe hơi xẹp bánh thì người đàn ông đang chạy xe ngang qua và nhìn thấy. Anh trông thấy một người phụ nữ lớn tuổi đang ủ rũ trong xe với sự lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt. Anh quyết định dừng lại và giúp đỡ bà.

Người phụ nữ trở nên lo lắng hơn khi thấy một người lạ đến gần. Anh ta muốn gì? Liệu có thật là anh ta đến để giúp đỡ bà?

Nhưng vì không thể tự sửa nó nên bà cũng không còn lựa chọn nào khác. Bà đưa cho người đàn đông chiếc bánh xe dự phòng, và anh rất nhanh chóng thay nó vào.

Bà lão cảm ơn người đàn ông trẻ tuổi và đề nghị trả tiền cho anh. Nhưng anh không muốn lấy tiền để đổi lấy sự giúp đỡ. Thay vào đó, anh nói “Chỉ cần nhớ đến tôi khi bà thấy ai đó cần giúp đỡ. Hãy nhớ đến Brian Anderson và giúp đỡ một người khác”.

Sau đó người đàn ông rời đi. Bà lão rất ấn tượng về hành động và lòng tốt của anh. Bà quay trở lại chiếc Mercedes, chạy thêm một đoạn đường rồi dừng chân tại một quán cà phê nhỏ.

Ở đó, bà gặp một cô phục vụ luôn tươi cười, người đã ân cần đưa cho bà chiếc khăn để lau khô tóc bị mưa ướt. Đó cũng là lúc bà thấy cô phục vụ đang mang thai sắp sinh. Cô chắc hẳn đã rất mệt, nhưng gương mặt vẫn như là người hạnh phúc nhất trên Trái Đất.

Bà gọi một ly nước chanh và nhanh chóng uống hết. Đột nhiên, bà nhớ tới Brian Anderson. Bà trả 100 USD cho ly nước, và khi cô phục vụ quay vào lấy tiền thừa, bà vội vã rời khỏi quán và lái xe đi.

Khi quay lại, cô phục vụ không thấy bào lão đâu mà chỉ thấy một dòng chữ viết trên tờ khăn giấy: “Một người đàn ông tốt bụng đã giúp tôi trên đường nên bây giờ tôi giúp cô”. Bà còn để lại 400 USD bên dưới tờ khăn giấy.

Cô phục vụ cảm thấy rất bất ngờ. Tháng sau, con cô sẽ chào đời, và vài tuần tiếp theo chắc chắn sẽ rất khó khăn. Hoàn thành công việc xong, cô nhanh chóng ra về.

Vài tiếng sau, cuối cùng cô cũng về đến nhà. Cô leo lên giường và nghĩ đến may mắn của mình, cúi xuống hôn nhẹ lên trán chồng và nói: “Ngủ ngon nhé, Brian Anderson”.

Theo BrightSide

Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất?

Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba...

Nhớ về những ngày Tết Trung Thu xưa

1. Nguồn gốc ngày tết trung thu Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15)...

Nguồn gốc của món Bò Bía

Hồi nhỏ, nghe người ta rao món bò bía, tui thèm chảy nước miếng. Ngày đó khoái ăn thịt bò nhưng thịt bò mắc mỏ lại nghe rao bò bía...

Cách xưng hô thời xưa

Vừa rồi tôi có xem phim “Huyền sử Thiên đô”, nói về Lý Công Uẩn dựng triều Lý. Tôi thấy ở trong phim, người ta xưng hô với nhau ông...

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Ngũ Vị Hương

Các đầu bếp cũng như các bà nội trợ Việt Nam không ai không biết ngũ vị hương. Đó là một loại bột tổng hợp của năm (05) loại hương...

Xe lam, Xe của kỷ niệm

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những...

Ngót trăm năm một món phở Việt

Nếu ta lấy việc xuất hiện tên gọi món ‘phở’ trong tự điển là cột mốc ra đời món ăn không lâu trước đó, có thể nói phở ra đời...

Đi Tìm Ý Nghĩa Tích Cực Của Chữ “Hòa” 和 Trong Tôn Giáo

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương tám: Ân tứ

Sau khi thi đỗ, các tân khoa Tiến-sĩ được vua ban thưởng rất hậu. Ngay từ đời Trần đã được ban áo xiêm, đãi yến, được cưỡi ngựa đi xem...

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên...

Trống đồng Đông Sơn – Những kiệt tác hoa văn

Trống đồng Đông Sơn, những hiện vật có tầm vóc lớn cả về hình thể và cả về độ tinh xảo, những trống đồng Đông Sơn đã rất sớm nổi...

Exit mobile version