Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lợn mẹ giết lợn con

Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau mà lúc hợp, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ.

Họ Tử Xa(1) có con lợn nái sắc đen tuyền đẻ một lứa ba con, hai con đen tuyền, một con loang lổ. Lợn nái nuôi hai con lợn con giống mình rất chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. Còn con lợn loang lổ khác mình thì ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôi.

Tử Hoa Tử nói: “Gớm thay tâm thuật(2) hay chuyển di(3). Mắt đã mờ về kẻ giống mình hay khác mình, thì bụng sanh ngay ra có kẻ yêu, kẻ ghét. Đã ghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi là người khác máu với mình. Người đời lúc bình cư thì âu yếm thân thiết, thề ước cùng nhau tưởng keo sơn cũng không bằng. Khi lâm đến thế lợi(4), chỉ chênh nhau bằng sợi tơ sợi tóc, thì mặt đã đổi sắc, cơn giận nổi lên và tìm cách tàn hại nhau ngay lập tức. Gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tưởng chẳng khác gì con lợn nái.

Tử Hoa Tử

Lời bàn:

Thói thường, đồng chủng đồng tông, hay đồng tình, đồng chí thì ưa nhau, mến nhau, còn ngoại giả, thì đem bụng ngờ vực, ghen ghét, coi người ta như cừu địch cả, thực là hẹp hòi đáng tiếc! Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau mà lúc hợp, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người ta tuy không cùng nòi giống, cùng tư tưởng, cùng chí hướng với mình, nhưng người ta là hạng quang minh chính đại, mình cũng nên có lòng thân yêu, có lượng cao cả để đối với người ta thì mới đáng gọi là yêu đồng bào và trọng nhân đạo. Nếu không thì tâm thuật lợn nái mất rồi!

—————–

(1) Quan đại phu nước Tần

(2) Cách nghĩ trong tâm não làm thế này thế kia

(3) Thay đổi

(4) Quyền thế, tài lợi.

Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt

Với các tài liệu Cổ Nhân học, Nhân Chủng học và Khảo Cổ học được phát hiện trong hai thập niên qua, thêm vào những nghiên cứu của các ngành...

Trần Thái Tông (1218-1277)

I . Tiểu sử Tên thật là Trần cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16-6 Mậu Dần, 1218. Năm 8 tuổi cưới Lý Chiêu Hoàng; chỉ ít...

Huế năm 1962 – 1963 qua ống kính của Ned Scheer

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, khách sạn của Lính Mỹ, một góc Tử Cấm Thành… là loạt ảnh sinh động về Huế 1962-1963 do cựu binh Mỹ Ned...

Tại sao gọi người Nghệ An là dân “cá gỗ”

Trong quá khứ, khi nghe ai đó nói giọng "trọ trẹ", người ta thường gọi họ là dân "cá gỗ". Lúc đó tôi không hiểu tại sao lại như vậy,...

Thiên can, địa chi là gì?

1. Mười thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (8), nhâm (9), quí (10). -...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 17

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Họa sĩ Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu

Từ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu cuả Bửu Chỉ để lại. Tôi thường...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 2 – Đất đai phì nhiêu

Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Nguồn gốc Dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy)

Quẩy hay còn được gọi là bánh quẩy, giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á. Chúng được làm từ bột...

Xứ Đông Dương năm 1944

Bãi biển Đồ Sơn nhìn từ máy bay, chùa Wat Xieng Thong ở Lào, các vũ công biểu diễn ở đền Angkor của Campuchia… là loạt ảnh quý về xứ...

Exit mobile version