Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mơ xa lại nghĩ gần, đời mấy kẻ tri âm

Làm thơ, đọc thơ tôi thường “hơi bị” chủ quan về đức tin lẫn đức tính thơ của mình. Càng đáng được ăn gậy của Tổ bởi tôi chưa thấm nhuần lòng tự nguyện đăng ký lấy thẻ nhà thơ; cả cái bản cầu chứng đáng yêu kia “bảo hành siêu bền khả ái” tiếng tơ, tiếng mẹ cũng bị tôi âm bản luôn.

Bù trừ, tôi khư khư tập tành lên gân hù bạn bè: “Il faut savoir vivre dangeureusement”. Liều lĩnh chút chơi.

Bài viết này dựa trên “tâm thế” ấy.

2. Ta quen hát hỏng: ăn thơ, ngủ thơ, nói thơ, nghĩ thơ, làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, lẩy thơ, và dĩ nhiên đăng thơ. Có ai dám cục cựa lĩnh xướng: tụng thơ. Tụng kinh chớ chẳng ai tụng thơ. Đứng Từ phụ chứng rồi mới có Kinh. Còn nhà thơ, hắn cần cho đăng thơ trước khi đắc đạo.
Trong mỗi chúng ta đều có một đức Phật, một Thi nhân. Trực diện với Phật tính, mỗi chúng ta chỉ nương tựa vào sự tu chứng của chính mình. Ngược lại, muốn thăng hoa thi tính các nhà thơ của chúng ta còn tùy thuộc vào chuyện nắng mưa của trời đất, và… tánh bốc đồng của quần chúng. (Tôi sẽ trở lại nghịch lý này ở phần sau).

Cho nên tụng kinh thì có, tụng thơ thì không. Bởi tụng thì phải niệm. Mà niệm thì cần xám hối, chữa mình. Tụng mà không niệm thì chỉ tụng mặt chữ, xác chữ. Chữ trong thơ cũng đủ mắc đọa rồi, nói chi chữ trong Kinh. Có lẽ thế nên chẳng mấy ai thiết tha tụng thơ. Mua thơ, đọc thơ là cả sự dấn thân đấy; tụng thơ sẽ lại một đòi hỏi quá tải.

3. Tục ngữ vốn hay mất lòng trước được lòng sau. Nó hát : – “Mỗi dân tộc có một chính quyền tương xứng”. Đôi khi tục ngữ lại còn “mất dạy” hơn  nhiều. Nó vén môi : – “Thi tộc nào thì bộ lạc phê bình đó”. Thế đấy, chỉ riêng chuyện thi tứ, cá với thớt cũng đã gây bất an rồi. Ta-Bạn-Thù trắng đen rõ, rành.

Thật ra phong cách tavềtatắmaota là chính sách kinh tài ít vốn nhiều lãi (đôi khi cũng chả cần bỏ vốn). An toàn đấy. Mười trên mười đấy. OK 555 đấy. Nhưng đó là cái Đọc, cái Viết có sẵn, chín sẵn, ăn liền design võng mẹ, ru mẹ, vú mẹ mứt mùa. Nghĩa là mãi mãi những Phù Đổng hạ cấp: dốt vươn vai, và cũng chẳng bứng nổi bụi tre trúc làm vũ khí chống giặc. Không chống giặc thì chỉ còn nguy cơ theo giặc, làm giặc. Coi chừng đó, bao nhiêu thế hệ rồi chúng ta chỉ là giặc văn chương, giặc nghệ thuật.

Cổ xúy, xiển dương những công thức Chơn/Thiện/Mỹ không có nghĩa là làm nghệ thuật. Bởi lẽ công tác giáo dục chỉ là mảnh nhỏ của văn hóa. Gối đầu trên những giá trị có sẵn, gia truyền không thể được gọi là sáng tạo.

Vì đâu chúng ta hay nhầm lẫn khéo tay với tài năng, năng xuất với nghệ thuật, kỹ xảo với sáng tạo, và con cưỡng với … cục ớt.

Văn nghệ sĩ người Kinh nào phải kém tài. Trái lại thừa tài và nhanh tay. Nhất là nhanh tay tự duyệt, tự cắt mình. Kẻ sáng tác thôi thì phải thế. Nhưng sao đọc, xem, nghe, lại cứ lối thao tác kia: tự hoạn. Nghịch lý quá.

Phê bình bẩm tính phê lấn bình. Đôi khi nhọc nhằn hơn, nhoè nhẹp hơn: khoái phô trương kiến thức và thích chìa thẻ biên chế. Nhưng bết nhất, bẩn nhất vẫn là : phê bình teo tóp lại thành thông tin và … mách lẻo. Mất vệ sinh quá! Lại càng đau lòng hơn nữa khi các “gia trưởng” xem đó là sứ mạng và sự nghiệp văn học của mình.

Một nền thi ca lớn không thể bó mình trong những mánh mung trực cảm, trực nhận, hoặc loay hoay mãi với chiếc thẻ ngà Tình/Nghĩa làm men xúc tác, thước đo nghệ thuật, thước gõ đầu trẻ. Nghệ thuật cần, rất cần, những “thằng phải gió” hơn các tiên chỉ, bố già khéo co, kham gò. Tôi xin phép được thưa rằng: văn chương, nghệ thuật người Kinh vẫn chưa thật lòng “kéo neo mà chạy” (2).

4. Xuân nay vắng Người Làm Vườn (*), xin ghép ý người với ý thơ.

Vào vườn ta hãy thõng tay
Tay kia nhặt dẻ, tay này trà pha

Chưa hẳn là một công án. Cũng chẳng phải triết lý gì lớn lao, nhưng tôi rất tâm đắc.

Phải chăng đây là sinh thức đọc kinh, tụng kinh, hay đọc thơ, làm thơ trong một hoàn cảnh nào đó, trong những năm tháng nào đó, trong một tâm trạng nào đó.

Sau trận nóng cháy của mùa hạ, qua cơn mưa dai dẳng cả mùa thu, chúng ta sẽ đi giữa tiết đông lạnh giá để mà còn biết mơ về một mùa xuân nồng ấm chồi non nụ mới.

Chuyện chỉ có thế mà cũng đếm không hết các mảnh vụn. Lên chùa không những cần thõng tay; làm thơ dưới subway, trong métro lại càng nên thõng tay lắm chứ. Cả trên Mai Am cũng thế.
“nằm nghe ngọn gió khai man tiếng đi se sẽ như than một mình mai am vần vận nghi binh tôi ngồi bán kiết mặc tình chữ bay”.

Gió bạo quá nên trúc bay, chữ bay, thơ lạc và người bật mất nhau. Gió khai man. Người hoang mang, vu khống nhau, hành hạ nhau, “gây khổ cho nhau”. Đâu “mẹ hiền yêu thương con một, dám hy sinh tất cả cho con” ? Kinh đã quên và thơ đã quăng! Dưới đây là mẫu thơ trong cơn lốc giao mùa.

nằm
nghe
ngọn gió
khai man
tiếng đi
se sẽ
 như
than
– một mình
mai
am
vần vận
nghi binh
tôi ngồi
bán kiết
mặc
tình
–  chữ bay

Thà chữ bay hơn tôi say. (Hay những Nguyễn Vỹ bay).

5. Văn chương, nghệ thuật thiếu vắng xung đột là một nền văn chương nghệ thuật thiếu tự tin. Là văn chương, nghệ thuật “râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.

Riêng thi ca người mình (và cả cái mũ của nó, phê bình văn học) dường như chỉ “trưng dụng” cách chữa trị gia truyền: cạo gió, xức dầu và … ngắt nhịp chẵn.

Bạn thơ chớ dở hơi lên gân ngắt nhịp lẻ, sẽ lãnh đủ búa tầm sét của thiên lôi. Mà thiên lôi thì lôi thôi lắm: bạ đâu đánh đó.

Tụng kinh, đọc kinh tôi gắng tìm cách lánh xa tất cả những va chạm thân tâm. Trái lại, làm thơ, đọc thơ tôi rất sợ sự thiếu vắng những xung đột nội tâm. “Il faut savoir vivre dangereusement”.

– Sáng tác là điều tâm huyết, không nên khoán trắng cho những kẻ đánh đồng truyền thống với nghệ thuật, phản xạ với tư duy, ớt với cà cưỡng. Phê bình văn học đã thuộc về ngôn từ cũ ! Cũ và khệng khạng. Bình luận văn chương là ngôn ngữ trẻ. Trẻ và có vẻ lịch sự. Hai yếu kiện tối thiểu để đối thoại (3) “rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi” (4)

Paris J – 59 (Nov.1999)

2 nhà thờ Con Gà nổi tiếng ở Việt Nam

Hai nhà thờ Con Gà của Việt Nam có tuổi đời gần một thế kỷ, nằm ở hai thành phố du lịch nổi tiếng có tên cùng bắt đầu bằng...

Chuyện ít biết về người Việt giàu nhất Đông Dương thời thuộc địa

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia...

Nhìn lại một giai đoạn hưng suy của nghệ thuật nhân loại

Lịch sử như bánh xe luân chuyển, nền văn minh sơ khởi, hưng thịnh và tàn lụi, quốc gia kiến lập, phồn vinh và lùi vào dĩ vãng… Hưng suy...

Chịu đói giúp người

Dương Tự Trừng là người huyện Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, làm chức giám ngục trong nha huyện. Lúc nào tâm ý của tiên sinh cũng hết sức nhân từ,...

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Tây Nguyên qua khám phá của các học giả người Pháp

Cùng với những thương nhân, thừa sai, nho sĩ người Ý, Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, các giáo sĩ người Pháp đã để lại nhiều ghi chép quan...

Đi tìm ‘Hủ tiếu Mỹ Tho’ nơi xứ người

Tình thiệt mà nói, không phải tôi là dân Mỹ Tho mà luôn bênh vực cho những gì của quê nhà mình. Có lẽ tôi đi không tới và tìm...

Xem mặt chọn vua thời chúa Trịnh – Chuyện lạ bậc nhất trong những chuyện lạ lịch sử

Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê không chỉ người dân cả nước, các quốc gia lân bang đều biết, mà những người phương Tây đến nước ta khi ấy...

Ngẫm chuyện hồi xưa

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 6 năm đó vua Bảo Đại ban hành chương trình cải cách giáo dục. Chương trình này do giáo sư Hoàng...

Đồ cẩn xà cừ

Đầu những năm 2000, thỉnh thoảng tôi lui tới một căn biệt thự kiểu Pháp thời thuộc địa ở Phú Nhuận để xem những món đồ cổ bày trong nhà....

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Dẫn Nhập – Đạo Nho

Khoa cử kén người ra làm quan hỏi về thuật trị nước, an dân của đạo Nho. Nho giáo manh nha từ thời thượng cổ (Nghiêu, Thuấn). Nho sĩ là hạng người...

Họa sĩ CHÓE – Người nghệ sĩ tài hoa một thuở

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà...

Exit mobile version