Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguyên nhân đời người luôn có những việc không như tính toán

“Nhân hữu thiên toán, Thiên tắc nhất toán” là câu nói được viết trong Tu Chân quán thuộc Ô trấn, thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tu Chân quán được xưng là một trong tam đại đạo quán Giang Nam.

Từ xa xưa, ở chính giữa cửa lớn của Tu Chân quán có đặt một chiếc bàn tính. Người ta nói rằng, bàn tính mang ý nghĩa rằng, đó là bàn tính mà Thần dùng để suy ra số mệnh của con người.

Ngoài ra, hai bên có treo một câu đối: “Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán” (Người có ngàn tính toán, Trời có một tính toán thôi). Nhưng chữ “toán” đứng trước lại cố ý viết sai. Điều đó ngụ ý rằng “người tính không bằng Trời tính”. Bậc trí giả có ngàn suy nghĩ, tất sẽ có một sơ xuất, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

Cả đời người, luôn có những sự tình xảy ra ngoài ý muốn, không lường trước được. Hơn nữa, người ta hoàn toàn không thể giải thích được hợp lý, mà chỉ có thể chấp nhận rằng, có lẽ đó là ý của ông Trời. Cho nên, rất nhiều người dù đã tính toán kỹ càng nhưng càng tính càng sai lầm, càng tính càng không trúng. Đó là bởi vì họ quên rằng, ông Trời cũng có cách “tính toán” của mình.

Vậy “tính toán” của ông Trời là gì?

Những tính toán của ông trời chính là dựa vào “đức” của một người. “Đức” có thể bảo hộ con người trong suốt cuộc đời, “đức” cũng có thể giúp một người hóa nguy thành an.

Ngày nay rất nhiều người tìm tới thầy tướng số để xem vận mệnh của tương lai. Nhưng kỳ thực, họ cũng chỉ có thể đoán ra được những nạn nào sẽ tới trong tương lai, mà không thể trừ bỏ những nạn ấy được. Đương nhiên ở một số phương diện là biết được một chút dự phòng có tác dụng giải hạn chiêu mời may mắn. Nhưng kỳ thực, chẳng qua cũng chỉ là hoãn cái nạn ấy lại về sau này hoặc chuyển hóa nó thành cái nạn khác. Những nạn lớn là không thể tránh được.

Trong “Kinh thi” có viết rằng, con người nên thường xuyên suy nghĩ đến hành vi việc làm của mình, xem có hợp với Thiên đạo hay không. Có rất nhiều phúc báo, không cần cầu mà tự nhiên có. Bởi vì, “chiêu họa, cầu phúc” tất cả là ở tự bản thân mình.

Mặc dù nói rằng, số mệnh của con người là đã được thiên thượng định sẵn từ trước nhưng vẫn là có thể cải biến được. Mọi người chỉ cần đem bản tính lương thiện của mình tăng lên, mở rộng ra, tận lực làm thêm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức. Đây là phúc mà do con người tự tạo ra, người khác có suy tính chiếm đoạt cũng không chiếm được.

Làm sao để có “đức”?

phúc phận
(Hình minh họa: Qua kknews)

“Đức” của mỗi người nhiều hay ít đến từ việc họ làm việc thiện, việc tốt nhiều hay ít. Như thế nào là làm việc thiện tích đức? Hành thiện tích đức chính là làm việc tốt, việc thiện, giúp đỡ mọi người làm điều tốt, hết thảy đều chất chứa lòng từ bi mà làm.

Hành thiện tích đức có thể làm ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào, cho dù là không có điều kiện tiền bạc. Ví dụ như: Cứu người gặp nạn, bỏ đi những chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho người khác, nhường đường đi hay nhường chỗ ngồi cho người già…, đó đều là hành thiện tích đức. Cho nên nói, làm việc thiện tích đức có thể bằng cách quyên tiền, cũng có thể bằng cách quyên sức lực. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lòng tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, làm người tốt thì chính là đang làm việc thiện tích đức.

Công đức lớn hay nhỏ, cách thực hiện công đức không phải thể hiện ở hình thức mà thể hiện ở sự chân thành. Chỉ cần có tâm, không có sự vụ lợi thì cho dù là việc thiện nhỏ cũng tạo thành vô lượng công đức.

Cổ ngữ nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói đạo trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh nhưng làm việc thiện hướng thiện là phù hợp với đạo trời, cho nên đạo trời đối với những người hành thiện đều có sự quan tâm chiếu cố, giúp đỡ người thiện lương, khiến cho quá trình làm việc của họ giống như có thần trợ giúp. Cho nên mới nói đạo trời chỉ có “đức” là thân, một chút đức thiện sẽ tự chiêu mời được phúc báo.

Kiên nhẫn làm việc thiện, tận tâm bố thí cứu giúp người khác và tin tưởng rằng ông trời không bao giờ “bỏ qua” người tốt! “Đức” có thể bảo hộ con người suốt đời, còn “thiện” chính là chìa khóa để tích đức! Cho nên, thay vì tính toán quá nhiều hãy “hành thiện tích đức” thì cuộc đời mới phú quý, bình an, phúc báo tự nhiên đến.

An Hòa (dịch và t/h)

Hàng hải nước Việt xưa

1 – Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu...

Sơ lược về lịch sử các dòng họ ở Việt Nam

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt...

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng "trọng...

Bức tranh toàn cảnh miền Bắc Việt Nam 100 năm qua

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại thích nghĩ về quá khứ, về những gì đã qua. Tết là một cái cớ để sống chậm lại và suy...

Nghệ thuật Hát Văn và nghi lễ Hát Chầu Văn của người Việt Nam

I. Hát văn (chầu Văn) là gì ? Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt...

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

Thành Cát Tư Hãn và đế chế Mông Cổ

Theo dòng thời gian – Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), thống nhất các bộ lạc Mông Cổ lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Thi sĩ Vũ Đình Liên -từ “Ông đồ” đến “Bóng ông đồ”

Thi sĩ Vũ Đình Liên (1913-1996) sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Sau khi đậu Tú tài ở Collège du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ ở...

Tìm hiểu về văn hóa miền Tây – Phần 2

Phong tục và tập quán Tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên và ngày giỗ Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đặc thù của người...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 5/25 – Tài ba của Việt ngữ

Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ CHÚNG TA tài tình thật sự. Nam Dương và Nhựt Bổn đã...

Exit mobile version