Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao bạn không thể nhẫn nhịn với người thân của mình?

Rất nhiều người thường hay nổi nóng với người thân. Khi sự việc qua đi cảm thấy rất khổ tâm nhưng sau đó vẫn lặp đi lặp lại cái vòng luẩn quẩn ấy. Nguyên do vì sao?

Có lẽ, chính sự bao dung của người thân khiến chúng ta trở nên tùy tiện. Giả sử chúng ta nổi nóng với người ngoài, ví như sếp, đồng nghiệp hay bè bạn, rất có thể điều đó sẽ hủy hoại mối quan hệ đôi bên.

Còn cha mẹ, anh em thân thích thì không thể vì vài lời nói nóng giận mà từ bỏ chúng ta, biết vậy nên nhiều người chẳng còn kiêng dè gì, gặp chuyện là nổi nóng, không thể nhẫn nại.

Khi chịu oan ức bên ngoài, chúng ta thường về nhà trút bực dọc cho hả giận. Trong một môi trường có cảm giác an toàn như vậy, ta rất dễ quên đi cách nói năng cẩn thận, thậm chí còn dùng những lời châm biếm, bẻ cong, khoa trương, hạ thấp người thân.

Ngoài ra, chúng ta thực sự cũng đang kỳ vọng quá nhiều vào người nhà. Nhiều người cảm thấy rằng “Người khác không hiểu mình thì thôi, sao người thân lại cũng không hiểu mình?“, quả thực là càng nghĩ càng thấy tức giận”.

Nhưng khi tùy tiện trút hết bực bội, ức chế lên đầu người bạn đời, ta có nhìn thấy sự quan tâm khi người ấy lặng lẽ mang tới một ly nước mát? Khi thấy phiền toái và ngắt lời cha mẹ đang càm ràm vì lo lắng, ta có nhìn thấy bóng cha mẹ im lặng rời đi, một mình âm thầm chịu đựng sự tổn thương trong căn phòng cô liêu?

3. Ba cách trấn tĩnh khi tức giận

Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng: Khi tức giận, người ta sẽ xuất hiện hiện tượng “ý thức hẹp hòi”, chỉ nhìn chằm chằm vào những thông tin tiêu cực, không thể xét đoán được sự việc.

Nhưng đến khi sắp không thể khống chế tâm trạng của mình, bạn hãy thử dừng lại, không nói thêm gì nữa, hoặc rời khỏi nơi đó để có thể trấn tĩnh trở lại. Nghĩa là bạn phải biết tạo cho mình một khoảng không, phải biết lùi bước để giữ lấy sự điềm tĩnh.

Nhà tâm lý học, giáo sư Ollie Ulysses người Mỹ đề xuất ra 3 biện pháp này giúp bạn khống chế cơn tức giận và trấn tĩnh lại:

1. Hạ thấp giọng xuống;

2. Nói chậm lại;

3. Ưỡn ngực đứng thẳng.

Tục ngữ cũng có câu: “Nhẫn một lúc, tránh lo trăm ngày”, người biết nhẫn nhịn chuyện nhỏ thì mới có thể làm được việc lớn. Cớ sao với người ngoài ta còn có thể giữ được sự tôn trọng đến thế mà ngay người thân sống bên mình ta cứ muốn khiến mọi thứ thêm căng thẳng?

Hãy nhớ rằng, khi nhượng bộ người thân, bạn cũng sẽ không hề mất mặt. Bởi vì điều đó xuất phát từ tình yêu mà bạn thực sự dành cho họ.

Vậy nên, đừng hay tức giận với người thân rồi lại hối hận và dằn vặt… Hãy như câu nói rằng: “Vì yêu thương nên nói năng càng phải cẩn trọng”.

Giữ Gìn Tiếng Việt Truyền Thống

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc Văn Giáo Khoa Thư: “Công cha như núi Thái Sơn...

Ngôn ngữ qua văn chương – Phương ngữ Bắc bộ

Ngày xa xưa, Việt Nam ta trải dài từ Ải Nam Quan xuống đến Mũi Cà Mau. Về mặt địa lý, đất nước được chia làm 3 Kỳ: Bắc kỳ,...

Tại sao gọi là Cù Là ?

Những người sống ở Saigon trong những năm xưa ở thập niên 1960 đều có biết đến dầu cù la màu xanh hiệu “Mac Phsu”. Dầu bạc hà “Mac Phsu”,...

Việt Nam có 2 tượng Phật  dài nhất châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận Việt Nam có 2 tượng Phật dài nhất châu Á: Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á ở...

Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond...

Tết Nguyên Đán và Lễ Nghênh Xuân

Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày...

Thương nhớ mùa Trung thu xưa

Nhớ ngày xưa, mỗi lần gần đến trung thu đám trẻ con trong xóm nhộn nhịp, háo hức lắm. Trước trung thu cả tuần bọn con trai đã bày ra...

Chết đói đầu núi

Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng: - Cha chết chưa chôn,...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 4

PHẦN IV: KHẢO CỨU VỀ HOA VĂN, KỸ THUẬT DỆT VÀ MAY TRANG PHỤC I. Hoạ tiết trang trí trên trang phục và khăn: 1. Các loại hoa văn trang...

Tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn

Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong...

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc...

Hành trình 40 năm Phượng Ca

Trên đất Pháp, chưa bao giờ tôi thấy một sân khấu đông phụ nữ ta mặc đồng phục khăn áo vàng, mỗi người ngồi sử dụng một cây đàn tranh,...

Exit mobile version