Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 điều kiêng kỵ nhất định phải nhớ trong bữa cơm

Trong các bữa ăn chung thông thường hoặc vào dịp Tết, có một số điều tuyệt đối nên tránh làm nếu không muốn bị đánh giá không tốt hoặc khiến người khác khó chịu.

1. Không rung đùi 

Rung chân không chỉ là một thói quen kém lịch sự mà theo tướng số, nó còn là dấu hiệu của người nghèo đói. Một người hay rung chân được xem là luôn trong trạng thái không an ổn và khó tích lũy của cải.

Tục ngữ có câu “Nam đẩu cùng, nữ đẩu tiện” (Nam rung chân thì nghèo, nữ rung chân thì thấp hèn). Do vậy, không chỉ trong bữa ăn, mà những lúc khác bạn cũng hãy cố gắng bỏ thói quen rung chân. Đặc biệt, thói quen rung chân này thường tạo sự phản cảm và gây khó chịu với hầu hết những người đối diện, đặc biệt là người lớn tuổi.

2. Không cắm đũa vào bát cơm

Trong quá khứ, người xưa thường cắm đũa vào bát cơm để cúng tổ tiên. Cha ông ta cho rằng, cách cắm đũa như vậy sẽ tạo ra mối liên hệ với người chết, giống như việc thắp hương. Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện hành động này trong bữa cơm hàng ngày sẽ được xem như là điềm xấu, điều xúi quẩy.

Đừng cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

3. Không lấy đũa gõ bát 

Theo tổ tiên của chúng ta, chỉ có người ăn mày mới hay gõ bát để thu hút sự quan tâm của người đi đường. Và ở nhà hàng, khách hàng sẽ gõ bát khi thấy phục vụ quá chậm. Cho nên, khi bạn gõ bát đũa, người khác sẽ hiểu là bạn có ý hờn trách chủ nhà phục vụ không chu đáo, hoặc không hài lòng về bữa ăn.

Đừng gõ bát đũa vì nó giống với việc xin ăn của người ăn mày.

4. Không tạo tiếng ồn khi ăn

Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác, mọi người đều cảm thấy khá khó chịu khi nghe thấy tiếng húp thức ăn soàm soạp và chứng kiến người đối diện nhai nhồm nhoàm đồ ăn trong miệng. Theo các phép tắc hành xử trên bàn ăn mà cha ông ta để lại, ăn mà mở miệng không chỉ bất lịch sự mà còn gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Tiếng soàm soạp phát ra khi uống trà, súp hay các đồ uống khác cũng bị coi là khiếm nhã.

Khi ăn nên ngậm miệng sẽ không phát ra tiếng kêu soàm soạp. Nguồn ảnh: Lilla Frerichs)

5. Không để tay dưới bàn

Có một điều ít ai để ý, đó là bạn không nên để tay dưới bàn hay ngoài tầm mắt khi ăn cơm. Vì ăn mà không nâng bát là tướng của người cùng cực. Hơn nữa, việc để người khác thấy được đôi bàn tay bạn sẽ đem lại cảm giác an toàn cho họ. Họ muốn chắc chắn rằng bạn không giấu thứ gì đó trong tay như dao hay vũ khí. Nghi thức này cũng tồn tại ở Nga và Tây Ban Nha. Vậy nên, cho dù bạn chỉ đang cần dùng 1 tay để ăn, thì hãy cố gắng đặt tay kia lên bàn hoặc cạnh bàn chứ không nên để trên đùi hay buông thõng xuống dưới.

Tránh việc giấu tay đi hoặc để tay xuống dưới bàn

6. Tiếp thức ăn cho mình mà không để ý người khác

Việc bạn gắp thức ăn cho bản thân mình trước có thể bị coi là bất lịch sự. Khi bạn muốn thêm đồ ăn hay thức uống, bạn nên tiếp mọi người trước để thể hiện sự tôn trọng và sẻ chia. Ví dụ như bạn muốn rót thêm rượu, bạn nên rót cho mọi người rồi mới đến lượt mình. Hành động tuy nhỏ nhưng nói lên khá nhiều về con người bạn, liệu bạn có để ý đến cảm giác và nghĩ đến người khác khi dùng bữa. Ngoài ra, nếu ai đó đang nói chuyện mà bạn vẫn muốn mời rượu họ thì cũng đừng ngắt lời mà cứ tiếp tục rót rượu vào cốc của họ.

7. Không ăn trước chủ nhà

Theo các tập tục truyền thống, trong bữa ăn, khách thường đợi chủ nhà bưng bát lên đầu tiên rồi mới bắt đầu dùng bữa. Nhiều nơi, mọi người còn phải mời nhau trước khi nâng đũa. Thỉnh thoảng, chủ nhà bắt đầu bữa tiệc bằng cách tiếp và mời khách trước như một niềm vinh hạnh và kêu gọi mọi người dùng bữa tự nhiên. Tuy nhiên, theo phép tắc, chúng ta vẫn nên tôn trọng chủ nhà và để họ khai vị. Ngoài ra, trẻ em cần đợi đến khi người lớn bắt đầu ăn trước thì mới nên ăn cơm.

Trên thực tế, còn có rất nhiều các quy tắc ứng xử khác trên bàn ăn mà chúng ta cần phải biết, nhưng chỉ cần nắm được 7 điều tối kỵ trên, đảm bảo rằng những bữa ăn ngày tết của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ!

Học cách im lặng cũng là một kiểu trí huệ

Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn. Chúng ta chỉ mất 2 năm để học nói tuy nhiên phải dùng cả đời để...

Hình ảnh xưa Ông Petrus Trương Vĩnh Ký và gia đình

Hình do Emile Gsell chụp, chưa rõ năm nào, in trong cuốn sách hình “Chuyến du lịch bằng đường biển từ Ai Cập đến Đông Dương” xuất bản năm 1880....

Cuộc sống ở Chợ Lớn năm 1991 qua ảnh của Patrick Zachmann

Chân dung các đại gia người Hoa, thi hài người quá cố trong nhà tang lễ Chợ Lớn, khu nhà trọ bình dân ở đường Lê Quang Sung… là loạt...

Hệ thống xe lửa công cộng Tramway ở Sài Gòn thời Pháp

Trong nhiều thành phố trên thế giới nói chung và ở vùng châu Á, Thái Bình Dương nói riêng, các ga xe lửa chính của thành phố là các công...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì...

Đầu cua tai nheo là gì?

Khẩu ngữ "Đầu cua tai nheo" được một số  tác giả và từ điển giải thích khác nhau. Nếu Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng đầu cua tai nheo nghĩa là "đầu...

Tháp Cói – Tòa bảo tháp 7 tầng thời Hậu Lê

Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam. Nằm trong...

Nguồn gốc người Bách Việt

Nhân loại, dù sống ở bất cứ  không gian và thời gian nào, cũng đều có chung một yếu tính làm người, cao cả vượt trên muôn loài. Hoàn cảnh...

Ngâm đủ thứ rượu – Trào lưu mù quáng và bệnh hoạn

Các gia đình Việt thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn...

Quan tài con

Tại chùa Tô Châu(1) có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo. Nhà sư thường hay bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một...

Nhạc sĩ Tuấn Lê – Tác giả bài hát Hờn Anh Giận Em nổi tiếng một thời

Thỉnh thoảng, trong những băng cassette trước 75, và ngay cả những album nhạc được thực hiện sau này, từ trong nước đến hải ngoại, vẫn thường có những ca...

Exit mobile version