Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Con gái Huế

Nếu như cho tôi một điều ước thì Huế là nơi tôi sẽ chọn để trở về, bởi từ nơi đó tôi đã bỏ lại căn nhà cổ kính trong Thành Nội, nơi có những mùa sen hồng nở đầy giữa hồ Tịnh Tâm, màu xanh của lá, xanh ngan ngát cả tuổi thơ tôi, có đôi mắt ai sáng trong hiền lành ngập ngừng nhìn theo khi mỗi bước chân tôi đi ngang con đường nhỏ có những cây khế già đang trổ mùa bông trái nặng trĩu cành.

Đã lâu tôi chưa về lại Huế, kể từ buổi sáng nơi dãy ghế chờ đợi trước giờ lên máy bay, có người không che giấu nổi cảm xúc trong đôi mắt đỏ hoe đến lúc chực vỡ oà thì chỉ còn lại đôi ba giây phút quấn quýt tay nắm trong tay, con trai Huế tình cảm cũng mềm như dòng sông Hương.

Thành phố cho tôi tuổi trẻ dễ thương trong quán chè ngọt lịm trên môi nhau, con gái Huế không điểm trang để làn da đẹp tự nhiên như màu hoa ngọc lan trắng ngần, những ngày tháng bình yên ban đêm cửa sổ mở hé cho hương hoa cả khu vườn len nhẹ vào phòng ướp trên chăn gối trên mái tóc thề đen mượt trải dài như một dòng suối.

(Ảnh minh họa qua picssr.com)

Trong vùng không gian đó có tiếng đàn guitar mênh mông xuyên suốt qua trong ký ức vào những đêm trăng rằm sáng soi đổ bóng xuống thành quách cổ xưa… ru mãi ngàn năm, dòng tóc em buồn bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm… trên mùa lá xanh ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm… ru mãi ngàn năm bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm cho vừa nhớ nhung… có em dỗi hờn nên mãi ru thêm ngàn năm…

Yêu Huế nên yêu luôn những dòng nhạc của Trịnh Công Sơn không bởi vì ông là con trai Huế mà bởi những từ ngữ của ông khi viết về tình yêu đẹp như con gái Huế và khi đứng trước sự chia lìa trái tim con gái Huế cũng bật ứa rất âm thầm với những chịu đựng bão tố được giấu kín tận đáy tâm hồn.

Huế có những buổi chiều mưa bay, những hạt mưa đan nhau rũ ướt cả thành phố, những chiếc áo mưa màu tím, màu trắng bay khắp cả phố phường như những bông hoa chao lượn giữa màu trời đang dần dần đi vào tối, cái khoảnh khắc đó giống như một bức tranh đẹp đầy sống động trước đôi mắt của một nhà hoạ sĩ bởi từ một góc độ nào Huế cũng trở thành những bức tranh có bề sâu hun hút và đi thật nhẹ nhàng vào cái nhìn của bất cứ ai đã có lần bước chân đến Huế.

Tôi chọn nơi đây để trở về bởi Huế chưa hề thay đổi trong tôi, người ta chỉ có thể thay đổi bộ mặt bên ngoài đã làm cho Huế của tôi mất đi ít nhiều nét cổ kín tự ngàn xưa, nhưng Huế không bao giờ mất đi cái dáng vẻ đài các thanh thoát toát ra từ nơi con gái Huế và màu tím Huế khi đi giữa một ngày nắng mơ vàng…

Tác giả: Màu Hoa Khế

Đăng lại từ Facebook Kết Nối Huế Thương
Mời bạn đọc yêu Huế ghé thăm.

Văn hóa miền Nam nước Việt hay văn hóa Đồng Nai Cửu Long?

Nghiên cứu và viết về văn hóa xã hội vùng này từ trước tới giờ đã có nhiều người làm, khởi từ Trịnh Hoài Đức đến Sơn Nam, Nguyễn Đình...

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã...

Tại sao quảng cáo trên TV cứ được phát đi phát lại nhiều lần?

Vì sao các doanh nghiệp phải liên tục quảng cáo, trong khi thông điệp truyền tải dường như chẳng "xi nhê" đối với phần lớn khán giả? Lý do quảng...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Tên gọi Hồng Hà (Sông Hồng) có từ đâu?

Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị...

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Nhạc sĩ Trường Sa, phận đời thứ hai và những tác phẩm mới

Có những câu hỏi, tôi tự đặt ra khi nghe xong một loạt những bản nhạc của nhạc sĩ Trường Sa. Là, hình như có một điều gì của đời...

Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Trong dòng chảy của sử Việt, Tây Sơn là triều đại nổi tiếng về võ nghệ với những danh tướng lừng lẫy và nhiều loại vũ khí huyền thoại. Theo...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Tại sao tôi “mê” Ngọc Lan

Có nhiều người bạn của tôi tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi mê giọng hát Ngọc Lan. Sự thực chính tôi cũng ngạc nhiên về tôi vậy. Tôi có...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 6

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Cuộc sống người Sài Gòn những năm 90

Hơn 30 năm trước, người Sài Gòn dạo phố trên chiếc Vespa hay xích lô, tà áo dài bay bay, ôtô “con bọ” xưa cũ chạy phổ biến, cuộc sống...

Exit mobile version