Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Dùng lấy thảo!” và triết lý cuộc sống

Mẹ tôi giải thích câu mời “dùng (ăn) lấy thảo” như sau:

Của mình đem tặng, biếu, mời, cho không có nhiều, không có chi cao sang, chỉ có chút quà nhỏ không đáng gì so với người ta. Nhưng mà xuất phát từ tấm lòng của mình muốn chia sẻ, muốn mời mọc, muốn có tình cảm qua lại thân thiện gắn kết, cái mình trao là tấm lòng thơm thảo của mình thôi. Nên câu mời phải khiêm cung, “Dạ, mời cô, bác dùng lấy thảo”.

Người nhận nghe câu mời dùng lấy thảo thì hiểu cái đứa đem tặng mình không coi trọng giá trị vật chất của món quà, nó không dám coi đó là thứ đáng giá, rất lễ phép và khiêm nhường, không có ý lợi dụng gì khi tặng. Họ vui vẻ nhận, cảm thấy được tôn trọng, khó thể chối từ một tấm lòng thơm thảo.

bằng hữu: Trên đời có 1 kiểu người rất đáng để kết thâm giao, gặp được là  phúc lớn, nhất định phải nâng niu trân trọng

Người ta hay nói cách cho hơn của cho là vì vậy.

Với người lớn tuổi hơn mình, người có tiền của giàu sang hơn mình, người có địa vị hơn mình, trong vô thức, tự ta chăm chút món quà và tự biết quà của mình thật sự chẳng đáng gì so với họ.

Cách ứng xử của ta tự động có sự khiêm nhường. Đó là lẽ dĩ nhiên.

Nhưng, khi đem quà đi biếu, tặng người đang nghèo khổ đói rách hơn mình, ta cũng không coi món quà của mình là đáng giá, thì ta sẽ tự động chăm chút vào cách cho và câu mời sao cho người dưới mình khi nhận không cảm thấy bị tổn thương, mặc cảm.

Đó là sự tế nhị và cẩn thận trong việc giữ gìn phẩm giá của họ. Không có món quà nào có giá trị lớn hơn phẩm giá một con người, kể cả khi đó là một người ăn xin. Điều này tưởng dễ nhưng không phải ai cũng chú trọng nên rất nhiều khi ta vô tình xúc phạm phẩm giá của người được nhận.

Xã hội mình có nhiều người làm từ thiện lắm, nhưng không phải ai cũng biết cách cho. Xã hội mình cũng lắm người cần nhận, nhưng không phải ai cũng biết cách nhận. Khi một món quà được trao nhận không đúng cách nó sẽ trở nên nặng nề, tính toán và xúc phạm phẩm giá lẫn nhau.

Một người nghèo, thương quý người nào đó, đem tặng họ chút quà, họ bảo, “Thôi thôi, ba cái thứ này nhà tôi có đầy, đem về không ai dùng”.

Đem tặng người ký ổi, người ta bảo, “Thôi, cầm về mà dùng, trong tủ lạnh nhà tôi đầy nho Mỹ, táo Úc mà có ai ăn đâu”.

Họ đã vô tình xúc phạm phẩm giá của người đem tặng. Họ gây ra một nỗi tủi hổ rất lớn cho người tặng.

Cho dù đó là một câu nói của người vô tình không cố ý xúc phạm thì bản chất nó vẫn là xúc phạm.

Người có của đem cho tặng người nghèo hơn mình món quà, mà nói, “Tôi hồi xưa còn nghèo hơn cả mấy người mà có ai cho tặng gì đâu. Tôi phải làm lụng vất vả mới có ngày này”. Người nhận sẽ cảm thấy cái món quà đó nặng hơn núi và bị phán xét mình nghèo là do mình lười, dốt, dở không đủ giỏi bằng người cho. Họ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục.

Dùng lấy thảo không chỉ là một câu mời đầu môi dễ nghe mà nó là triết lý sống.

Khi hiểu rõ, đúng, đủ về nó thì tất yếu trong cuộc sống khi được nhận hoặc khi được đem tặng, ta đều có những ứng xử đẹp bởi ta hiểu đúng ý nghĩa bản chất của việc cho tặng, nhận quà từ nhau:

Tấm lòng và sự gắn kết xã hội.

Nga Thi Bich Nguyen

Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa năm 1816

1. Kế nghiệp tiền nhân Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh (1762 – 1820) lên ngôi vua ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia...

Vua Bảo Đại làm lễ tế đàn Nam Giao ở Huế năm 1933

Lế tế đàn Nam Giao là lễ tế trời đất vào mùa xuân, nghi lễ cung đình quan trọng bậc nhất triều Nguyễn vì chỉ nhà vua mới có quyền...

Tiểu sử vua Gia Long qua cuốn sách của Marcel Gaultier

Trong lịch sử Việt Nam, cuộc đời của Hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh còn mang quá nhiều những nghi vấn và những đám mây mù xoay quanh. Triều...

Độc giả sách báo miền Nam là những ai?

Chúng ta đọc lại hồi ký “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường để biết độc giả ở Miền Nam đối với báo chí như thế nào, đó là thời kỳ...

Hàm Nghi – Từ vị vua bị lưu đày trở thành nghệ sĩ

Năm 1926, để kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Bảo tàng Auguste Rodin (1840-1917) Hotel Biron 79 rue de Varenne. Paris 7è, năm 1916. Rodin nhà điêu khắc vĩ...

Hồ Xuân Hương đi buôn (1807-1811)

Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết: " Từ đó (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng...

Tại sao lại gọi là “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”?

Năm “Canh” sáu “Khắc”, cộng lại mới chỉ mười một ?! Theo tính toán của người xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia...

Bố mẹ chúng ta khổ như thế nào?

“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.” “Ừ… ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi thêm vài người nữa.” Vài câu...

Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy...

Tiếng Việt và nguồn gốc ngôn ngữ loài người

TIẾNG MẸ (MOTHER TONGUE) Rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ loài người đưa ra nhiều bằng chứng và nhiều giả thuyết. Trong đó giả thuyết dựa trên...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương tám: Ân tứ

Sau khi thi đỗ, các tân khoa Tiến-sĩ được vua ban thưởng rất hậu. Ngay từ đời Trần đã được ban áo xiêm, đãi yến, được cưỡi ngựa đi xem...

Sắc và tình: Điều người tu hành muôn đời phải đối diện

Bên cạnh trào lưu biểu tình đòi dân chủ của người Hồng Kông khiến cả thế giới chú ý, một trào lưu khác lại làm mưa làm gió trên mạng...

Exit mobile version