Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giai thoại về Ông Đỏ, Ông Đen

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử được lưu truyền lại qua nhiều thể hệ.

Nằm ở thôn Bắc Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn (còn có tên gọi khác là chùa Ông Đá, Thạch Công tự, Song Nghĩa tự) là một di tích lịch sử ghi dấu sự giao thoa giữa văn hóa Chăm bản địa và văn hóa Việt.

Chùa Nhạn Sơn được những thế hệ đầu tiên của người Việt di cư đến Bình Định góp công sức xây lên để đáp ứng nhu cầu tâm linh. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi chùa làng lụp xụp. Đến thế kỷ 16 Hòa thượng Thích Chí Mẫn mới cho đại trùng tu lại ngôi chùa và đặt tên là chùa Nhạn Sơn.

Nét đặc sắc của chùa Nhạn Sơn là hai bức tượng Ông Đỏ và Ông Đen được đặt giữa chính điện. Cả hai bức tượng được tạc bằng đá nguyên khối khối liền nhau, mỗi tượng cao 2,3 m, nặng cả tấn, tạo hình rất sống động.

Hai pho tượng cổ này có từ thời người người Chăm còn ở thành Đồ Bàn (thuộc địa bàn xã Nhơn Hậu ngày nay). Do chiến tranh, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm, sau đó được người Việt phát hiện, đào lên và thờ dưới tên gọi Ông Đỏ, Ông Đen.

Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử được lưu truyền lại qua nhiều thể hệ.

Theo giai thoại này, Ông Đỏ có tên là Huỳnh Tấn Công (người Quảng Nam), Ông Đen là Lý Xuân Điền (người Quảng Bình). Ông Đỏ là quan văn, Ông Đen là quan võ thời nhà Trần. Giữa hai ông có một tình bạn rất keo sơn.

Cả Ông Đỏ và Ông Đen đều thân quen với vua nước Chiêm Thành (Chăm Pa) thời đó. Có một dịp, cả hai ông sang thăm Chiêm Thành gặp lúc vua Chiêm lâm trọng bệnh. Với các kiến thức y học của mình, hai ông đã lập công lớn trong việc chữa trị hết bệnh hiểm nghèo cho vua nước bạn.

Lại gặp lúc Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đem quân xâm lấn biên giới nước Chiêm Thành, hai ông liền xin cầm quân đánh giặc. Dù đánh đuổi được giặc nhưng tướng Lý Xuân Điền – Ông Đen – lại bị Xiêm La bắt.

Sau đó, hoàng tử Xiêm La cầu hôn em gái Ông Đỏ – Huỳnh Tấn Công – nên Ông Đỏ yêu cầu dùng Ông Đen làm lễ vật cầu hôn. Nhờ cuộc hôn nhân này, hai người gặp lại nhau và cùng trở về nước Việt.

Thương nhớ hai ông, vua Chiêm Thành đã cho người tạc tượng để thờ phụng…

Giai thoại này được ghi chép lại trong nhiều tư liệu cổ với các dị bản khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích lý giải về nguồn gốc hai pho tượng cổ ở chùa Nhạn Sơn.

Năm 1977, một đoàn khảo cổ từ Hà Nội vào Bình Định đã xác định hai pho tượng đá này có từ thế kỷ 13, cách đây hơn 700 năm.

Đây là hai tượng Dvarapalla (Môn Thần) với ý nghĩa người bảo vệ cho đạo pháp. Nghệ thuật điêu khắc mang phong cách điển hình của nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa thế kỷ 12, 13.

Từ tượng thờ của người Chăm, hai pho tượng cổ đã được Việt hóa bằng giai thoại về Ông Đỏ, Ông Đen và được sơn màu, mặc áo để đưa vào chùa thờ cùng các vị Phật, Bồ tát của Phật giáo Việt.

Chuyện hai pho tượng ở chùa Nhạn Sơn được Việt hóa, Phật giáo hóa cũng là câu chuyện chung của rất nhiều tượng Chăm cổ còn sót lại ở Việt Nam, là một ví dụ điển hình cho sự tiếp biến văn hóa Chăm – Việt.

Năm 2001, chùa Nhạn Sơn đã được công nhận là di tích cấp quốc gia với nội dung: “Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần – tác phẩm đêu khắc Chăm thế kỷ 13”.

Một số hình ảnh khác về tượng Ông Đỏ, Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn:

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 1

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Bài Học Về Sự Dối Trá

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé...

Một trời Thái Thanh

25  tháng Ba năm 2020 tang lễ Thái Thanh. California đang mùa đại dịch Covid-19. Không thể ra khỏi nhà. Tôi ngồi lặng lẽ cầu nguyện và nhớ chị. Từ...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Ngày Tết của người Nha Trang

Từ hồi ký của một người Âu châu đã từng sống ở Nha Trang đầu thế kỷ 20, chúng ta có thể hình dung được không khí vui Tết của...

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch

Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 Âm lịch, gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Ngày nay, lễ Thất Tịch đã có mặt ở nhiều nước...

Nguồn gốc các triều đại Lý và Trần

Về vấn đề nguồn gốc của triều Lý Trần, thì dựa trên một số ghi chép lịch sử, đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng đây là các triều...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương hai: Nơi thi – Nghi thức

Thi Ðình là thi ở cung điện của vua, khi thi ở sân điện, sân rồng, ở cửa điện, khi ở hai dẫy hành lang (Tả Vu và Hữu Vu)...

Dòng sông huyền thoại của Cố đô Huế

Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản,...

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn thập niên 60, 70

Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh hay Kim Cương đều là những cái tên đình đám ở Sài Gòn vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Họ...

Thi sĩ Vũ Đình Liên -từ “Ông đồ” đến “Bóng ông đồ”

Thi sĩ Vũ Đình Liên (1913-1996) sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Sau khi đậu Tú tài ở Collège du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ ở...

Exit mobile version