Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một vài từ ngữ ít còn thấy xài, người Sài Gòn xưa thường dùng

Hồi còn nhỏ ờ Saigon tôi nhớ chuyện gì xảy ra đã lâu hay nghe người ta nói “Từ thời bà Cố Hỷ”, hoặc “Từ thời Bảo Đại còn… ở truồng”. Bảo Đại là ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của Việt Nam thì ai cũng biết, còn “bà Cố Hỷ” là ai thì hỏi chẳng ai rõ. Tình cờ vừa rồi rảnh rỗi đọc quyển “Tự vị tiếng nói miền Nam” của học giả Vương Hồng Sển mới rõ “bà Cố Hỷ” là ai.

Mỗi khi trò chuyện nếu ai đó cố nhắc mãi những chuyện cũ không còn hợp thời, người dân lớp trước vùng sông nước Nam Bộ đã gọi trại “bà Thiên Y” thành “bà Cố Hỉ”

Cụ Vương cho biết bà Cố Hỷ là tên một nữ thần ở vùng Bà Rịa, trước đây dân rất kiêng sợ, không dám gọi đến tên, nhưng từ ngày khoa học tiến bộ, đã lui vào dĩ vãng. “Từ thời bà Cố Hỷ”, thành ngữ để tỏ rằng việc xảy ra từ quá lâu đến lu mờ không rõ ắt xảy ra từ bao giờ, cũng như “Từ thời ông Nhạc ỉa cứt su”. Cụ Vương cũng cho biết đây là một thành ngữ của miền Nam có ý nghĩa như “Từ rhời bà Cố Hỷ”. Cụ Vương viết:

“Xét ra Nhạc đây là ông Nguyễn Nhạc, chúa Tây Sơn, cả ba ông không có chữ lót “Văn” như trong Nam thường lầm, và tích “ỉa cứt su” là tiếng nói trong Nam thuở ông Hoành, ông Trắm, đời Ngụy Khôi đây thôi, không nên kéo ông tướng của Tàu vào”, tướng của Tàu đây là nhân vật Nhạc Phi đời Tống.

Cũng có một vài từ khác bây giờ tôi ít nghe ai nói đến là “thả cửa, thả giàn”. Trong sách cụ Vương có nói đến. “Cửa” là “cửa rạp hát”, “giàn” là “giàn hát”. Thả cửa là mở cửa rạp hát cho ra vô thong thả, thả giàn là hát gần vãn cho vào xem không thâu tiền vô cửa nữa, có ý làm quảng cáo mời mọc đến xem diễn tuồng hôm sau: trẻ nít thường chờ thả giàn thả cửa thì ào vô xem hát cọp không tiền.

Nghĩa bóng: thả cửa, thả giàn là làm hoặc nói luông tuồng tự do, không nương tay cũng không kềm hãm nữa” ăn xài thả cửa, ăn nói thả giàn. Đồng nghĩa với làm líb, nói líb: làm líp, nói líp.

Như cụ Vương nói bên trên thì từ líp (líb) là từ tiếng Pháp libre có nghĩa là tha hồ, thỏa thích. Người miền Bắc cũng có câu nói tương tự như câu thả cửa, thả giàn của miền Nam là líp ba ga, mà có người khôi hài vẽ tranh hài hước mâm trái cây cúng ngày tết của quan tham gồm: trái mãng cầu, trái chôm chôm, trái xoái, cái líp và cái ba ga của xe đạp (cầu chôm xài líp ba ga).

Theo học giả Vương Hồng Sển – Líp ba ga – có nguồn gốc từ “giới xe đò”….. Khi họ chở dư hành khách và chất trên mui dư quá nhiều hàng hóa, lính Tây nhắm mắt cho qua, không tra xét, không xử phạt nên người lơ xe mừng quá bèn la lớn : “Líp ba ga” !, Cũng theo cụ Vương, người Pháp không nói “libre bagage” ( tự do hành lý ), đây chỉ là kiểu nói tiếng Tây bồi……xuất hiện từ khi Saigon có xe đò chạy miền tây, Lục tỉnh.!


Ngochieppham

Con tuấn mã Nê Thông của vua Trần Duệ Tông

Nê Thông là con ngựa của vua Trần Duệ Tông, một con tuấn mã cực kỳ hiếm hoi. Nó là con ngựa mà nhà vua đã cưỡi khi thân chinh...

Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?

Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang...

Chuyện cảm động về vua Lê Hiến Tông và bát canh của thầy

Chuyện vua Lê Hiến Tông thăm thầy cũ, dù lên ngai vàng vẫn giữ đạo nghĩa, cùng thầy ăn bữa cơm quê giản dị trở thành bài học về phép...

Về câu “Đất có lề, quê có thói”

Đi vào bất cứ vùng quê nào, điều cần quan tâm trước hết là tập tục, phép tắc ở nơi đó. Hiểu biết, tôn trọng luật tục, thói quen của...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Chuyện 1 cô lưu lạc

Chuyện một cô lưu lạc (nhan nầy do bà V.A. chọn như vậy). Nếu tôi cứ ăn ở theo sách, cứ lấy chồng trong làng, cứ an phận tuỳ duyên,...

Thời kỳ nào nước Việt “đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”?

“Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại“. Sách “Đại Việt Sử ký...

Hai cái tháp Rùa… soi bóng hồ Gươm

- Hai cái tháp Rùa... soi bóng hồ Gươm ! Sao lại hai ? Soi bói, bóng gió gì đây? - Chả soi, bóng gì cả. Sách vở nói như...

Vài nét về việc thi võ ở Đại Việt thời xưa

Đại Việt có một lịch sử nhiều binh đao, và người Việt xưa cũng vì thế mà coi trọng võ học. Tuy nhiên hệ thống thi cử tuyển võ quan...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 2

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Nghĩ về nghệ thuật của Thái Thanh

“… Nàng là một người đàn bà hát như một người đàn bà. Nàng mang trong giọng hát những ngày vui tươi và những ngày sầu khổ của đời nàng,...

Nhìn nhận xung quanh việc “trả đất” và quỳ gối” của Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung chào sứ thần triều Minh tại trấn Nam Quan năm 1540 (tranh trong cuốn An Nam lai uy đồ sách) Nói về vương triều Mạc, một vương...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Exit mobile version