Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngày lễ tình yêu Valentine: Chuyện xưa kể lại

Valentine, ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, người ta bày tỏ tình cảm của mình bằng những chiếc thiệp, hoa hồng, sô-cô-la, và những quà tặng đặc biệt khác. Nhưng tại sao ngày lễ tình yêu lại được đặt theo tên Thánh Valentine, một vị Thánh “tử vì đạo” của Cơ Đốc giáo?

Thánh Valentine rửa tội cho Lucilla, vẽ vào những năm 1500, Họa sĩ: Jacopo Bassano

Để hiểu rõ về câu chuyện của Thánh Valentine, người ta phải quay về với cuộc đàn áp cơ đốc giáo của đế quốc La Mã. Thời đó, La Mã là một quốc gia hùng mạnh nhất phương Tây và cũng là quốc gia đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo tàn khốc nhất. Để kích động lòng thù hận của dân chúng đối với tín đồ Cơ Đốc giáo, một số học giả La Mã thời bấy giờ đã chế tác ra rất nhiều lời vu khống, bịa đặt, dối trá, nhắm vào các tín đồ Cơ Đốc như: giết trẻ sơ sinh để uống máu và ăn thịt, cuồng loạn, gian dâm, v.v.. Nói chung, tất cả tội ác của xã hội La Mã thời bấy giờ đều gán lên thân các tín đồ Cơ Đốc.

Các đời hoàng đế La Mã cũng liên tiếp đưa ra các những sự trừng phạt tàn khốc nhất đối với những tín đồ Cơ Đốc:

Nero, một trong những hoàng đế tàn bạo nhất đế quốc La Mã, từng hạ lệnh bắt không ít tín đồ Cơ Đốc ném vào đấu trường. để những người quyền quý lớn tiếng cười xem cảnh tín đồ Cơ Đốc bị mãnh thú xé xác ăn thịt. Nero thậm chí còn căn dặn thuộc hạ bắt rất nhiều tín đồ Cơ Đốc cột chung vào bó cỏ khô, làm thành những ngọn đèn trong hoa viên. Đến khi trời tối, đèn người được đốt lên, chiếu sáng khắp hoàng cung, để mọi người thưởng ngoạn vui chơi.

Bức Ngọn đuốc của Nero, mô tả lại cảnh Hoàng đế Nero dùng hỏa hình bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo, Họa sĩ: Henryk Siemiradzki.

Hoàng đế Aurelius bức hại các tín đồ Cơ Đốc cũng vô cùng tàn bạo. Theo mô tả của nhà sử học Schaff, “xác chết của những người tử vì đạo trải dài khắp đường phố; những xác chết đó sau khi bị chặt ra từng khúc mới đem đi thiêu hủy, tro cốt còn lại sẽ bị ném vào trong hồ, để tránh điều mà họ gọi là ‘kẻ thù của Thần linh’ làm ô uế mặt đất”.

Tín đồ Cơ Đốc giáo ‘bị cột trên thân trâu kéo lê cho đến chết, Họa sĩ: Henryk Siemiradzki.

Năm 250, Hoàng đế Decius ra sắc lệnh, buộc tín đồ Cơ Đốc chọn ra ngày làm lễ hối hận nhận sai, từ bỏ tín ngưỡng của mình, nếu không sẽ bị tổng đốc địa phương xét xử. Những người làm quan dám tin theo Cơ Đốc giáo thì sẽ bị phạt làm nô lệ, hoặc bị tịch thu nhà cửa đất đai; người kiên định nhất thì bị xử tử. Còn về những người thuộc bình dân, tình cảnh càng bi thảm cùng cực.

Bức Lời nguyện cuối của tín đồ Cơ Đốc tử vì đạo, mô tả cảnh tín đồ Cơ Đốc sắp bị mãnh thú ăn thịt, Họa sĩ: Jean-Léon Gérôme (Bấm vào để xem cỡ lớn)

Năm 303, Hoàng đế Diocletian lại tuyên bố sắc lệnh “đàn áp tôn giáo lớn nhất từ trước đến nay”, rất nhiều hành vi tàn bạo như triệt tiêu giáo hội, tịch thu kinh Thánh và sát hại giáo sĩ đã xảy ra.

Điều Chúa Giê-su muốn gửi tới nhân loại là gì? Đó chính là tình yêu, một tình yêu vô cùng bao dung và cao thượng như câu nói: “hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho đi mà chẳng hề hy vọng được đền trả”. Tuân theo lời dạy của Chúa, các tín đồ Cơ Đốc hết lòng tuân thủ sự thánh thiện, nhân ái, hòa bình và công lý. Họ cự tuyệt vào đấu trường để xem các tù tội chiến tranh và nô lệ cấu xé nhau cho đến chết, họ phóng thích nô lệ của mình vô điều kiện. Đời sống cá nhân giản dị thuần khiết của các tín đồ Cơ Đốc giáo đã tạo nên sự khác biệt hết sức to lớn với bầu không khí xa hoa, trụy lạc của xã hội thời bấy giờ.

Trẻ nhỏ cũng bị bắt ra đấu trường La Mã…

Sau hàng trăm năm chứng thực chân lý của Chúa với rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo hy sinh, cuối cùng người dân La Mã đã tỉnh ngộ, họ dần tin vào Chúa, vào những điều cao đẹp mà Chúa đã ban cho họ. Đức tin của người dân La Mã cứ thế lớn dần lên và lan rộng, bất chấp sự đàn áp tàn bạo của chính quyền. Những việc quan trọng như kết duyên, người dân La Mã đều mong muốn được Chúa chứng giám và tác thành thông qua các tu sĩ.

Vào thời đó, Hoàng đế Claudius muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh. Ông muốn tất cả đàn ông phải tham gia vào quân đội. Nhưng đa số người dân không muốn chiến tranh, họ không muốn phải chém giết lẫn nhau và phải rời xa gia đình mình. Đã có rất nhiều người không nhập ngũ. Điều này làm Hoàng đế Claudius rất giận dữ, ông ta cho rằng nếu những người đàn ông không lấy vợ thì họ sẽ không phản đối việc tham gia vào quân đội.

Thế là, ông ta quyết định không cho phép bất cứ một người đàn ông nào được kết hôn. Lẽ dĩ nhiên, điều luật này không thể thực hiện được, các đôi nam nữ La Mã vẫn kết hôn trong bí mật và dưới sự chứng giám của Chúa thông qua các tu sĩ Cơ Đốc. Thánh Valentine là một trong những người đã đứng ra tác hợp cho rất nhiều đôi nam nữ. Trong một không gian nhỏ, với một cây nến, chỉ có cô dâu và chú rể, ông thì thầm đọc những lời nguyện ước cho hạnh phúc của họ trong tiếng bước chân rình rập từ những tên lính của hoàng đế.

Thánh Valentine đang quỳ, những năm 1600, Họa sĩ: David Teniers III

Và một đêm, khi đang làm đám cưới cho một đôi trẻ, Thánh Valentine bị bắt. Ông bị đưa ra toà và bị kết án tử hình. Những ngày còn lại trong tù chờ án tử hình ông luôn sống một cách vui vẻ, khiến cả những người lính La Mã cũng phải cảm phục và kính trọng. Có một chuyện kể rằng vào đêm trước khi Thánh Valentine bị tử hình, có một người lính La Mã đã xin ông tác thành cho anh và người con gái mù anh yêu. Thánh Valentine đã cầu nguyện cho đôi trẻ, và điều bất ngờ đã xảy ra: mắt cô gái sáng trở lại. Hôm sau, trước khi lên đoạn đầu đài, Thánh Valentine đã để lại một lá thư tác thành cho cô gái cùng người lính La Mã, và ký dưới bức thư dòng chữ: “Tình yêu của Valentine dành cho con”.

Thánh Valentine trong nhà ngục (Ảnh qua UaModna)

Như vậy, ngày lễ tình yêu Valentine bao hàm trong đó nội dung thật lớn lao, đó không chỉ là sự tác thành đôi lứa, mà còn là cuộc bảo vệ và chứng thực tình yêu của Chúa – với vô số khắc nghiệt và hy sinh vì người khác và vì chân lý. Ngày lễ tình yêu Valentine ra đời chính là sự thức tỉnh của nhân thế, để tri ân và tỏ lòng thành kính trước những hy sinh của các thánh đồ Cơ Đốc giáo.

Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20. Bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt. Với những ký ức về...

Ngôi chùa cổ ở Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà có tuổi đời trên 300 năm, là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Định. Nằm ở xã...

Ông Khai Trí của ‘Sài Gòn, một thời vang bóng’

Cách đây 13 năm khi nghe tin ông chủ nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương mất đi, giới yêu sách Sài Gòn ai cũng bùi ngùi thương mến. Ngày...

Cốm làng Vòng – Hương cốm gọi mùa thu

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Nguồn gốc du nhập cây cà phê vào Việt Nam

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những...

Nguồn gốc các triều đại Lý và Trần

Về vấn đề nguồn gốc của triều Lý Trần, thì dựa trên một số ghi chép lịch sử, đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng đây là các triều...

Khám phá hệ thống ma thuật, tín ngưỡng ở chợ Việt

Trong ba không gian công quan trọng hơn cả của làng Bắc Bộ truyền thống thì hai không gian công thuộc về tôn giáo: đình và chùa, không gian công...

Hò bài thai – thú chơi thanh nhã của người Huế xưa

Hò bài thai thường được chơi trong các phiên chợ Tết ngày trước ở Huế. Đây là cuộc chơi dựa theo những lá bài của bộ bài tới. Bộ bài này...

Việt Nam trong nét bình dị của những năm 1990

Ấn tượng về một đất nước với những vẻ đẹp bình dị và mộc mạc, nhiếp ảnh gia người Mỹ David Alan Harvey đã thực hiện một cuộc hành trình trên...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

29 bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Những bản đồ cổ của các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế hiến tặng Nhà nước Việt Nam, xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...

Sài Gòn – Chợ Lớn 150 năm trước qua ảnh của J.C. Baurac

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của đô thị...

Exit mobile version