Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhạc sỹ Thông Đạt và khát vọng hòa bình để “Hoa cài mái tóc”

Nỗi nhớ hậu phương, nhớ người thương của chinh nhân đặc biệt là của người lính ở vùng chiến tuyến đã được nhiều tác phẩm đề cập. Những ca khúc luôn là món ăn tinh thần cho họ vượt qua khắc nghiệt chiến tranh. Đa số những bài hát dành cho người lính ở miền Nam Việt Nam thuở ấy đều là nhạc vàng. Thế nhưng có một bài hát dù cũng trên nền nhạc bolero lại tràn đầy niềm hân hoan, reo vui, lạc quan và hào khí đó là ca khúc “Hoa cài mái tóc” của nhạc sỹ Thông Đạt.

Nhạc sỹ Thông Đạt, Văn Giảng, hay Nguyên Thông có tên thật Ngô Văn Giảng, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc; ông nội của Văn Giảng là một nhạc sỹ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandoline rồi sau đó đến guitar.

Không những chỉ trong lãnh vực âm nhạc , nhạc sỹ Văn Giảng còn nổi bật trong lãnh vực văn hóa. Mọi thứ, mọi việc ông đều tự học như vừa làm giáo sư âm nhạc ở Huế, ông vừa tự học để rồi sau đó vào Sài Gòn thi lấy bằng tú tài và bằng cử nhân.

Ông tốt nghiệp Anh văn ở Hội Việt Mỹ và trúng tuyển cuộc thi tuyển sinh viên nghiên cứu về âm nhạc ở ngoại quốc, được xuất dương du học tại trường Âm nhạc lớn của Hoa Kỳ ở Hawaii và Bloomington. Ở Hoa Kỳ, Văn Giảng đã tốt nghiệp với lời khen của Ban Giám khảo và được cấp thêm học bổng để nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó ông trở về nước và được đề cử làm Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế. Trong thời gian làm nhạc trưởng Đài Phát thanh Huế và giáo sư âm nhạc tại các trường Trung học Hàm Nghi, Quốc Học và trường Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học, nhạc sỹ Văn Giảng có sáng tác và ấn hành một tập nhạc dành cho thiếu nhi mang tên: “Hát mà học” gồm có 10 ca khúc: Đến trường, Chơi ná, Chê trò xấu nết, Mèo Chuột, Tham mồi, Gương sáng Lê Lai, Quang Trung hùng ca, Trăng Trung Thu, Chúc xuân và tạm biệt.

Cũng trong lãnh vực âm nhạc, nhờ xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc, Văn Giảng thích tìm tòi và nghiên cứu nhạc cổ truyền Việt Nam. Năm 1956, ông đã tìm ra phương pháp kí âm cho nhạc sỹ cổ truyền có thể nhìn bài bản mà trình tấu chung với nhạc sỹ tân nhạc và từ đó, ông thành lập ban cổ kim hòa điệu “Việt Thanh“, một ban nhạc đầu tiên trong nước dưới hình thức tân cổ hòa điệu với những nhạc khí tranh, tỳ, nhị huyền, nhị hồ, đàn nguyệt… hoà tấu chung với dương cầm, tây ban cầm, đại hồ cầm…

Là một trong những nhạc sỹ gạo cội, bậc thầy của âm nhạc Việt Nam thời kỳ đầu, Văn Giảng đã có những tác phẩm bất hủ, để đời là niềm cảm hứng, sự ngưỡng mộ cho các thế hệ sau.

Phần đông những sáng tác ban đầu của nhạc sỹ với bút danh Văn Giảng thuộc loại hùng ca như “Thúc Quân” (1949), “Lục Quân Việt Nam” (1950), “Đêm Mê Linh” (1951), “Quân Hành Ca” (1951), “Qua Đèo” (1952), “Nhảy Lửa” (1953)… được thanh niên Sài Gòn và nhân dân miền Nam lúc bấy giờ rất yêu mến.

Tết Mậu Thân 1968, bạn thân của ông là Tăng Duyệt đã bị chết trong dịp này. Cảm thấy sinh sống ở Huế bất an, nhạc sỹ Văn Giảng vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 1969 và nhanh chóng làm quen được với nhịp sống âm nhạc của thủ đô. Ông soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia Sóng Nhạc, dạy nhạc tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình. Ông cũng được Bộ Văn hóa Giáo dục đề cử làm Trưởng phòng Học vụ Nha Mỹ thuật, đảm trách học vấn của các trường Âm nhạc Saigon, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật. Trong thời gian này, Văn Giảng gặp nhạc sỹ Châu Kỳ, người bạn đã chỉ cách ông có thể làm giàu nhờ viết nhạc. Ông bắt đầu sáng tác những tình khúc “hái ra tiền”. Ký bản quyền cho hãng đĩa xuất bản Asia, Sóng Nhạc, Văn Giảng đủ tiền mua một căn nhà khang trang mặt tiền trên đường Thoại Ngọc Hầu. Thị hiếu của quần chúng bình dân cả nước lúc bấy giờ là mua những bản nhạc vàng thịnh hành của các nhạc sỹ. Những bản nhạc của Văn Giảng như “Hoa cài mái tóc,” “Tình em biển rộng sông dài,” “Ðôi mắt huyền” được ấn hành hàng chục nghìn bản, phổ biến rộng rãi trên thị trường, điều mà trước đây, khi còn là một “nhạc sỹ công chức” ở Huế, Văn Giảng không hề nghĩ đến.

Ngày 20/5/1982, Văn Giảng định cư tại Úc. Ở đây ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách nhạc lí như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn… cho đến khi qua đời vào ngày 9/5/2013, hưởng thọ 89 tuổi.

Nhạc phẩm “Ai về sông Tương” (Bút danh Thông Đạt) đã chiếm kỷ lục tái bản thời đó với 6 lần in thêm trong tháng đầu tiên và được thính giả Đài Phát Thanh Pháp Á chọn là bài nhạc hay nhất trong năm 1949. Bản nhạc này được phát trên các đài phát thanh ở khắp 3 miền với tiếng hát của đôi song ca Mạnh Phát – Minh Diệu và lập tức được công chúng đón nhận, trở thành một trong những bài tân nhạc nổi tiếng nhất suốt mấy chục năm qua. Qua bút danh Thông Đạt (Kết hợp từ 2 pháp danh Nguyên Thông của Văn Giảng và Tâm Đạt của vợ ông), chúng ta còn được thưởng thức nhiều sáng tác sau này, đặc biệt nổi tiếng là: “Hoa cài mái tóc”, “Tình em biển rộng sông dài”. Hai ca khúc được nhạc sỹ Văn Giảng sáng tác vào đầu năm 1973 tại Sài Gòn, là dịp hiệp định Paris được ký kết, trong niềm hy vọng rằng lửa binh sẽ kết thúc và hoà bình được lập lại trên quê hương sau nhiều năm đau khổ. Ca sĩ Elvis Phương thu âm đầu tiên bài hát “Hoa cài mái tóc”.

Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắc
Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình
Lệ nhạt nhòa đôi mắt long lanh
Nghe tin con vẫn còn ngày xanh.

Trong trí tưởng tượng của người lính nơi chiến trận, ở quê nhà mắt người mẹ già chợt sáng lên vì mừng  vui và nhạt nhòa lệ nơi khóe mắt khi được hay tin hòa bình sắp được ký kết và quê hương có thể được yên lành rồi, “ngày xanh” có thể sẽ đến không còn xa với những người con của mẹ đang chinh chiến phương xa. Niềm vui sướng, hân hoan ấy của mẹ cũng chính là tâm trạng của người trai chinh ᴄhiến xa nhà.

Chàng trai cũng nghĩ đến ngày trùng phùng với người yêu, hân hoan cài hoa lên tóc cô gái, đưa cô về thành đô may áo cưới, cùng nhau xâymộng tương lai. Nhưng thời gian xa cách của họ hẳn cũng đã lâu rồi, kẻ hậu phương người đầu hỏa tuyến, tin tức qua lại chẳng hề dễ dàng, thông suốt. Vậy nên dù đang trong tâm trạng vô cùng hân hoan, mong đợi, chàng trai vẫn thoáng chút lo âu, bối rối và mong người yêu của mình sẽ không đổi dạ thay lòng, không sa ngã vào vòng tay của người khác bởi những lời đường mật, những vùng hoa thơm cỏ lạ, vùng chim xanh hoan ca. Trong thời loạn lạc, những lời thề non hẹn biển dễ dàng phai nhạt khi niềm hvọng trùng phùng mau chóng tan theo cùng khói trắng lửa binh. Nhưng chàng trai vẫn nuôi giữ hy vọng rằng khi chàng trở về, người yêu vẫn còn đó, vẫn “giữ trọn lời thề” thuỷ chung với mình, không hề đổi thay. Xin em hãy nán chờ đợi anh về, xin em hãy nhớ giữ vẹn lời thề ngày xưa đã hứa khi ngày anh bước đi lên đường chiến đấu.

Dù mình nghèo người đời khen chê
Ta thương nhau giữ trọn
Trọn tình quê

Đời anh dẫu chỉ là lính nghèo, ai khen chê gì cũng kệ họ, chỉ cần hai ta thương nhau và cùng xây đắp tương lai thì hạnh phúc sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta. Lời bài hát “Hoa cài mái tóc” với nội dung chính là tâm tư của người lính chiến đồng thời cũng là ca ngợi hình ảnh người Mẹ, người vợ, những người phụ nữ hiền lành âm thầm nuôi con bồng bế qua tháng ngày để chồng yên tâm đi chiến binh, thay chồng dạy dỗ con cái, dìu dắt con tới bước trưởng thành.

Ngoài hai bút hiệu trên, Văn Giảng – Thông Đạt còn một bút hiệu thứ ba để sáng tác những bài Phật nhạc, đó là bút hiệu cũng là pháp danh Nguyên Thông được dùng để ghi trên những nhạc phẩm như “Mừng Đản sanh”, “Ca Tỳ La Vệ”, “Vô thường”, “Hoa cài áo lam”… trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là ca khúc “Từ Đàm quê hương tôi”,

Cũng như bài hát “Tình em biển rộng sông dài” với những ca từ da diết về khát vọng hòa bình cho một sự đoàn viên hạnh phúc khi chiến tranh kết thúc:

“Hòa bình ơi,
Tình yêu em như sông biển rộng.
Tình yêu em như lúa ngoài đồng.
Tình yêu em tát cạn biển đông.
Hòa Bình ơi, ơi hòa bình ơi
Sao em nỡ lòng kẻ đợi người trông.
Sao em nỡ lòng lúa khô ngoài đồng.
Sao em nỡ lòng.
Người về đây xin may áo cuới
Tặng người yêu vui trong lúa mới.
Tôi đón em đi về. Tôi đón em đi về

Xây dựng lại tình quê…
 

Cho đến hôm nay và tin chắc rằng cả lâu dài mai sau “Hoa cài mái tóc” vẫn sẽ là một nhạc phẩm rất nổi tiếng và được yêu thích của nhạc sỹ Thông Đạt, bài hát xứng đáng là bài hát hay đi cùng năm tháng. Lời bài hát “Hoa cài mái tóc là những lời ngợi ca về người phụ nữ Việt Nam, những người phụ nữ hiền lành, trung hậu, đảm đang, những người phụ nữ luôn sẵn sàng hysinh vì gia đình, chịu thương, chịu khó… Cũng bởi ý nghĩa về khát vọng hòa bình trong lời bài hát “Hoa cài mái tóc cũng như giai điệu hay bài hát luôn chiếm được tình cảm yêu mến của khán giả nghe nhạc bất kể tuổi tác thế hệ hay quan điểm chính trị.

Công Chúa Suzy Vĩnh San, Trưởng Nữ Của Vua Duy Tân

Một ngày đầu thu, lá vàng bắt đầu rơi, dọc đường các rặng cây đổi màu từ xanh sang muôn sắc lả úa vàng cho đến đỏ thẫm, tiết trời...

Không đánh giá cuộc sống của người khác, cũng là một loại tư dưỡng cơ bản nhất

  Nhiều người có một thói quen, đem hạnh phúc trong con mắt của mình định nghĩa thành hạnh phúc trên thân của người khác. Bèn cho rằng người khác...

Vương cung Thánh đường Sở Kiện Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam

Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là điểm đến...

Vị cua cuối cùng

Cuộc đời của vua cuối cùng của nhà Nguyễn cũng chế độ phong kiến ở nước ta. Ông đã trải qua nhiều biến cố lịch sử để rồi tên tuổi...

Cù dậy là gì?

“Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long...

Tại sao bác sĩ trong phòng mổ lại mặc áo màu xanh thay vì màu trắng?

Mọi người đều biết rằng "áo blouse trắng" đồng nghĩa với hình ảnh bác sĩ. Vì vậy, trong mắt của hầu hết mọi người, các bác sĩ đều mặc đồng...

Bộ ảnh màu về Việt Nam 1991-1993

Là một giáo viên, nhưng Hans-Peter Grump lại thường đi du lịch khắp thế giới để trải nghiệm cuộc sống ở các nước khác nhau và  khám phá những vùng đất...

Nguồn gốc câu chuyện “Cành đào Nguyễn Huệ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam có khá nhiều sự kiện, hoặc nhân vật lịch sử được văn học hóa dưới hình thức tiểu thuyết, diễn thành thơ ca...

Xe Velo Solex ngày xưa

Sài Gòn trong ký ức: Xe Velo Solex ngày xưa… Một bài viết của nhà thơ Linh Phương (tác giả lời thơ Kỷ Vật Cho Em), nhắc lại kỷ niệm...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 4)

Phần 4: Cô Ba Trà, Huê Khôi Nam Kỳ Tài liệu để viết bài nầy gồm nhiều loại có xuất xứ khác nhau, chúng tôi sưu tầm và lưu giữ trong nhiều...

Đà Lạt một thế kỷ trước

Hồ Xuân Hương hoang sơ, khách sạn Palace tráng lệ, chợ Đà Lạt sầm uất… là loạt ảnh Đà Lạt thời thuộc địa qua ống kính nhà địa lý Pháp...

Vị quan Cần – Cán – Công – Liêm được Vua – Dân tín nhiệm ái mộ

Cụ Đỗ Thúc Tĩnh, quê xã La Châu, tổng Phước Tường Thượng, huyện Hòa Vang , tỉnh Quảng Nam (nay là thôn La Châu , xã Hòa Khương , huyện...

Exit mobile version