” Tam quốc diễn nghĩa” được viết ra trong bối cảnh nào?
Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào cuối thế kỷ 14 Công Nguyên, đến nay đã có hơn 600 năm lịch sử. Nhà văn La Quán Trung sống trong thời kỳ cuối triều nhà Nguyên, đầu nhà Minh, một mặt thu tập và chỉnh lý truyện Tam-quốc cuối triều nhà Hán trong tuồng kịch, mặt khác tham khảo các tác phẩm lịch sử nổi tiếng như “Tam quốc chí” và “Trú thích về Tam quốc chí” v v, sau đó tiến hành sửa đổi, bổ xung truyện trong tuồng kịch, cuối cùng mới hoàn thành một kiệt tác dài ngót 800 nghìn chữ, đặt tên là “Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa”, mà người đời sau gọi tắt là ” Tam quốc diễn nghĩa”. Còn về cuộc đời của La Quán Trung, chúng ta hiểu biết về ông còn quá ít, chỉ biết nguyên quán của ông là Thái Nguyên, di cư tại Hàng Châu, là một văn nhân lớp dưới lưu lạc giang hồ, thông thuộc các loại văn nghệ dân gian, viết được ba kịch bản, ngoài “Tam quốc diễn nghĩ” ra, còn viết được một số tiểu thuyết.
Khái quát nội dung tiểu thuyết.
Cuốn tiểu thuyết này chủ yếu gồm hai thành phần.Thành phần thứ nhất là bắt nguồn từ tuồng dân gian của ba triều đại Tống, Kim, Nguyên, gồm hơn 30 truyện như: Kết nghĩa vườn đào; Tam anh chiến Lã-Bố; Vương-Doãn khéo dùng kế liên hoàn; Quan-Vũ một mình đi ngàn dặm; Lưu Quan Trương cổ thành tụ nghĩa; Lưu-Bị ba lần đến lều tranh, Trận Đương-Dương; Trận Xích-Bích; Gia-Cát-Lượng ba lần chọc tức Chu-Du; Quan-Vũ một mình một đao sang dự hội v v. Những câu truyện này tuy chỉ chiếm khoảng một nửa của cuốn sách, nhưng lại là truyện hay nhất trong cả cuốn tiểu thuyết.
Thành phần thứ hai là, La Quán Trung trực tiếp dựa vào trích lục sử và cải biên thành truyện, gồm hơn 50 câu truyện, chủ yếu kể về việc cuối thời Đông-Hán quần hùng cắt cứ, sự hưng thịnh và diệt vong của hai nước Ngụy- Ngô, cũng như sự suy vong của Thục Hán và triều nhà Tấn ra đời sau khi Gia Cát Lượng mất.
Giá trị chủ yếu của “Tam quốc diễn nghĩa”.
Truyện “Tam quốc diễn nghĩa” và “Thủy Hử” là truyện anh hùng thời cổ TQ. Những tác phẩm này không phải do một tác giả nào đó trong một thời gian ngắn có thể viết ra được, nó là sản vật kết hợp giữa sáng tác tập thể của dân gian với sáng tác riêng của nhà văn. Mà phần cốt lõi của nó là sáng tác truyền miệng được tích lũy qua nhiều thế hệ của nghệ nhân dân gian . Cuộc sống của nghệ nhân dân gian thời cổ thuộc tầng lớp dưới của xã hội, tư tưởng và tình cảm của họ rất gần gũi với quảng đại nông dân và dân thành thị thuộc tầng lớp dưới. Những tác phẩm của họ ngưng tụ trí tuệ tập thể, thể hiện một cách rõ nét ý thức chính trị xã hội, ý thức đạo đức luân lý và ý thức thẩm mỹ của quần chúng nhân dân, trải qua nhiều năm gọt giũa, đã đạt tới đỉnh cao, đây chính là nguyên nhân cơ bản, khiến “Tam quốc diễn nghĩa” được đông đảo quần chúng nhân dân ưa thích. Nghệ nhân dân gian đã đưa những phẩm chất tốt đẹp mà mình ưa thích như: Trung hậu nhân từ; Hào phóng chính trực; Anh dũng ngoan cường; Đối xử bình đẳng; Đoàn kết tương trợ; Thông minh mưu trí; Quên mình vì người v v, tập trung vào nhân vật Lưu-Bị hay các nhân vật thuộc phái Lưu-Bị và nhiệt liệt ca tụng họ. Mặt khác, nghệ nhân dân gian cũng đem những thói hư tật xấu mà mình căm ghét như; Hung ác tàn bạo; Nham hiểm gian trá; Tự tư giả đối, Hống hách ngang ngược; Hoang dâm vô độ v v gán cho các nhân vật Tào Tháo, Đổng Trác, Tào Phi v v, quất roi vào họ không chút nể nang, đây chính là thực chất của khuynh hướng tư tưởng ủng hộ Lưu-Bị, phản đối Tào-Tháo của “Tam quốc diễn nghĩa”. Có thể nói một cách không khoa trương rằng: Truyện “Tam quốc diễn nghĩa” lả một kho báu về thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm giá trị và quan niệm thẩm mỹ của quần chúng nhân dân thời cổ TQ.
Mưu lược trong ” tam quốc diễn nghĩa.”
Mưu lược trong “Tam quốc diễn nghĩa” nhìn chung có thể chia làm hai loại. Loại thứ nhất là trích lục và kể lại mưu lược trong sử sách. Còn loại mưu lược thứ hai trong “Tam quốc diễn nghĩa” không có trong sử sách, mà do nghệ nhân dân gian tự thiết kế ra. Nó không phải mưu lược chân thực, mà là mưu lược tưởng tượng. Nói một cách khác, nó không phải được đúc kết từ thực tế đấu tranh chính trị và quân sự, nên rất khó ứng dụng trong đời thực. Nghệ nhân dân gian thiết kế những mưu lược này là nhằm mục đích, tạo ra tình tiết ly kỳ, khắc họa hình tượng nhân vật mưu trí, dũng cảm, có thanh thế và uy lực lớn lao, nhằm diễn đạt tình cảm thẩm mỹ và hứng thú thẩm mỹ của tác giả. Tóm lại, những mưu lược này là một phần hữu cơ của cấu tứ nghệ thuật tổng thể.
Hình tượng Tào-Tháo.
“Tam quốc diễn nghĩa”khen chê các nhân vật lịch sử được kế thừa từ các nghệ nhân dân gian của hai triều đại Tống và Nguyên. Các nghệ nhân của hai triều đại này do bị hạn chế bởi điều kiện chủ quan và khách quan, rất khó nắm vững tài liệu lịch sử một cách tường tận như học giả và chuyên gia, thông qua nhiều năm đi sâu nghiên cứu để có sự đánh giá toàn diện và xác đáng đối với nhân vật lịch sử.
Trong lịch sử, Tào-Tháo là một nhà chính trị và quân sự có hoài bão to lớn của giai cấp địa chủ, dưới chướng có khá nhiều nhân tài ưu tú. Nhưng phẩm chất và đạo đức của Tào-Tháo có mặt xấu. Một là tàn nhẫn, thích chém giết. Hai là sính lộng quyền. Trong “Chú thích Tam quốc chí” của Bùi-Tùng-Chi có ghi chép lại một số sự tích và chuyện đồn đại để chứng tỏ Tào-Tháo là một nhân vật gian trá, tàn ác, mặc dù trong đó có pha trộn nhiều từ ngữ không đúng với thực tế, nhưng đã để lại ấn tương rất xấu cho các nhà tuồng kịch đời sau. Chính trên cơ sở này, Tào-Tháo đã được gia công thành một nhân vật gian trá, xảo quyệt, ngang ngược và tàn bạo.Nhân vật này là một nghệ thuật điển hình, có mối liên hệ nhưng cũng có sự khác biệt rất lớn so với nguyên mẫu trong lịch sử.
Hình tượng Quan-Vũ.
Trong lịch sử, Quan-Vũ là người có khá nhiều nhược điểm, có thái độ ngạo mạn đối với quan văn ; Ông hiếu thắng, không muốn nhìn thấy các quan võ khác vượt qua địa vị của mình. Đã vậy, nhưng tại sao trong “Tam quốc diễn nghĩa” lại khen ngợi Quan-Vũ với trang viết đầy nhiệt tình như vậy?
Trong lịch sử, nhược điểm của Quan-Vũ là rất rõ rệt, nhưng ông cũng có ưu điểm của mình. Sau khi Tào-Tháo bắt được Quan-Vũ, đã trăm phương nghìn kế dùng tiền bạc và chức vị để dụ dỗ, lôi kéo ông, nhưng Quan-Vũ vẫn không hề lay chuyền, mà nhanh chóng trở về với Lưu-Bị. Biểu hiện này rất phù hợp với quan niệm đạo đức của quần chúng nhân dân thời cổ, cho nên các nhà tuồng kịch của hai triều Tống- Nguyên rất khâm phục nhân vật Quan-Vũ, đã tôn vinh ông thành một nghệ thuật điển hình ” Giầu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí và oai vũ không thể khuất phục”. Trong 70 hồi đầu của “Tam quốc diễn nghĩa”viết về truyện quá khứ của Quan-Vũ, phần lới đều là những sáng tác truyền miệng của nghệ nhân dân gian, cho nên, độc giả cảm thấy hình tượng này rất cao thượng và hoàn mỹ. Nhưng trong 50 hồi sau của “Tam quốc diễn nghĩ” viết về phần Quan-Vũ để mất Kinh-Châu, không phải bắt nguồn từ sáng tác truyền miệng trong dân gian, mà do La-Quán-Trung trực tiếp cải biên theo”Tam quốc chí”của Trần-Thọ. Trong phần này đã nêu ra một số nhược điểm của nhân vật lịch sử Quan-Vũ.
Đánh giá ra sao việc miêu tả chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa”?
Sự miêu tả chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa” chủ yếu gồm mấy đặc trưng như sau: Một là, chiến tranh là sự kết hợp giữa đấu mưu và đấu sức, La-Quán-Trung thường miêu tả đấu mưu là chính, đấu sức là phụ. Nói cách khác là ông đã giành tương đối ít trang viết về sự chém giết đẫm máu trên chiến trường, mà dành tương đối nhiều trang viết về nguyên nhân và hậu quả, cũng như quá trình chuẩn bị cuộc chiến tranh. Qua đó, các chiến dịch lớn nhỏ nối tiếp nhau liên miên không ngớt, dưới ngòi bút của tác giả càng trở nên muôn hình vạn dạng, mà không trận nào giống trấn nào . Trận Xích-Bích được bắt đầu tư Gia-Cát-Lượng đến Giang-Đông, trước tiên dùng ba tấc lưỡi chiến đấu với bày nho sĩ, tiếp sau là khích Tôn-Quyền và Chu-Du, một mặt miêu tả cuộc đấu mưu giữa Tào-Tháo và Chu-Du, mặt khác xen kẽ miêu tả lục đục nội bộ giữa Chu-Du và Gia-Cát-Lượng, cho tới khi miêu tả lửa thiêu chiến thuyền, đã đẩy cuộc chiến lên cao trào rầm rộ, đoạn cuối lại viết thêm Tào-Tháo “Ba cười một khóc” trên đường chạy trốn, để lại một dư âm đầy thú vị. Trong 80 nghìn chữ miêu tả về trận Xích-Bích, thì số chữ miêu tả “Hỏa thiêu chiến thuyền” chỉ chiếm chưa tới một phầm mười. Nhưng chỉ có như vậy, tác giả mới có thể thể hiện được đầy đủ toàn bộ quá trình chiến dịch, chiến dịch đã được miêu tả tưng bừng và vô cùng sinh động.
Hai là, sự miêu tả chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa”, một mặt dựa theo tài liệu lịch sử, mặt khác không bị gò bó bởi ghi chép lịch sử, đã sáng tạo ra nhiều tình tiết ly kỳ, nguy hiểm và biến hóa khôn lường. Thí dụ như “Kế không thành” trong hồi thứ 95 của “Tam quốc diễn nghĩa” không hề phù hợp với sự thật lịch sử, nó được gia công trên cơ sở truyền thuyết.
Ba là, miêu tả chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa”, không chỉ đơn thuần theo đuổi tình tiết éo le, nguy hiểm, đồng thời còn chú ý khắc họa hình tượng nhân vật. Độc giả một khi đã tiếp xúc với những câu truyện chiến tranh hồi hộp trong “Tam quốc diễn nghĩa”, thì đồng thời cũng đã quen thuộc với những hình tượng nhân vật rất sống động trong tiểu thuyết.