Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tản mạn về người Việt: Sự tệ hại của văn hóa “khôn lỏi”

Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để nhận ra một nét ‘văn hóa’ đặc thù, đó chính là “khôn lỏi”. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách của đời sống, và đang trở thành mối nguy hại trong thời đại hội nhập văn minh.

(Ảnh minh họa)

Đứng xếp hàng ở quầy thanh toán siêu thị, có hai đứa trẻ đứng gần nhau. Người mẹ đứa trẻ đứng sau bảo nó chen lên tính tiền trước, nó không nghe lời và vẫn xếp hàng theo đúng thứ tự.

Khi ra ngoài, người mẹ ấy mắng con: “Mày ngu lắm, mua ít đồ thì giành tính trước cho nhanh. Chắc sau này ra đời toàn bị chúng nó ngồi trên đầu thôi!”. Đứa bé ngây thơ cúi gằm nhận lỗi.

Thái độ bực tức của bậc phụ huynh kia không phải là cá biệt. Xuất phát từ tâm lý lo sợ con mình bị thiệt thòi, con mình bị mất cơ hội tốt, nên một số cha mẹ Việt dạy con thói khôn lỏi, đi tắt, nhằm đạt được lợi ích một cách ngắn nhất, dễ dàng nhất mà không phải tốn nhiều công sức học hỏi, lao động.

Từ những câu tục ngữ xa xưa: “Khôn ăn người, dại người ăn”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”... Đã phản ánh tư tưởng tiểu nông bao gồm những thói quen, tập quán, phong tục, hành vi và thái độ ứng xử của người Việt với phương thức sản xuất nhỏ và những điều kiện sinh hoạt phù hợp với bối cảnh nông nghiệp, nông thôn dẫn đến cách nghĩ của họ cũng hết sức vụn vặt, lẻ tẻ, không có tầm nhìn xa, không có tính chiến lược, thiếu khả năng khái quát tổng hợp.

Thói cục bộ, bản vị địa phương cũng là một đặc điểm tâm lý nổi bật của người Việt xưa: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, dẫn đến việc kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng quan hệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũng như sự phong phú về nhân cách.

Họ chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể. “Bè ai người nấy chống/ Ruộng ai người ấy đắp bờ”. Sống trong một làng quây quần vài chục, nhiều thì trên trăm nóc nhà, nhà ai có việc gì thì chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, chuyện xảy ra ở đầu làng, cuối làng đã biết.

Dư luận tạo ra tiếng tăm, tai tiếng, điều tiếng. Điều này làm nảy sinh tâm lý sĩ diện cá nhân, sống phụ thuộc rất nhiều vào điều tiếng bên ngoài. Người ta sống theo dư luận và tự mình điều chỉnh ứng xử theo dư luận đó.

(Ảnh minh họa)

Khi giáo dục con trẻ, họ cũng dựa vào thói quen, dựa vào kinh nghiệm, lo sợ con em mình “khôn nhà dại chợ”. Do đó tâm lý khó tiếp thu cái mới, ngại thay đổi để an phận thủ thừa, quen nín nhịn, nín nhịn cả với điều chướng tai, gai mắt bởi “Một điều nhịn chín điều lành”, vì cái lợi của bản thân mà làm ngơ trước sự bất công xảy ra quanh mình.

Tư duy của ông bà cha mẹ Việt vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của lớp trẻ hôm nay. Và nguy hại là, khôn lỏi, láu cá đôi lúc còn bị đánh đồng với văn hóa ứng xử, được cho là cách thức giao tiếp khôn khéo, nhạy bén, thức thời.

Có lẽ rõ nhất vẫn là ở nơi chốn cơ quan, công sở. Thói luồn lách, nịnh bợ cấp trên, để đón thời cơ, để giành suất “đi tắt đón đầu” mau chóng thăng quan tiến chức. Đội trên tất phải đạp dưới, họ chia bè phái để thu nạp người thân, họ hàng, đệ tử. Mặt khác lại thanh trừng những người có chính kiến đối lập, những người không xu nịnh, trung thực và cầu tiến.

Nhưng khi ra ‘biển lớn, sóng to’, thói khôn lỏi, ranh vặt khó phát huy tác dụng, thậm chí còn khiến người Việt mất điểm trước bạn bè quốc tế.

Còn nhớ những vụ ồn ào về chen lấn, xô đẩy, lấy quá nhiều thức ăn tự chọn trong các chuyến du lịch nước ngoài của một bộ phận du khách Việt Nam cho đến các thương vụ mua bán lớn bị phía nước ngoài phạt vì vi phạm các điều khoản hợp đồng, và đau xót hơn là bị lừa đảo vì thói “tham bát bỏ mâm” của chính người Việt với nhau.

Một vị tiến sĩ cho rằng: “Thương lái Trung Quốc đặt hàng trồng khoai lang rồi bỏ chạy, sau đó đến thu gom dứa, cau non, sầu riêng non, bông thanh long… và tiếp tục biến mất. Ý đồ của thương lái Trung Quốc như thế nào chưa bàn tới nhưng trước tiên là do người Việt ham lợi”.

Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền: “Khôn lỏi thể hiện tầm phát triển của dân trí xã hội còn chứa đựng nhiều ‘bản năng tự nhiên’. Trong một xã hội văn minh, sự giành giật bản năng hoang dã luôn cần được kiểm soát bởi hệ thống luật pháp/đạo đức. Nếu không, nó sẽ kìm hãm xã hội ở dạng chậm phát triển, thậm chí không chịu phát triển. Cái sự khôn lỏi lan tràn trong xã hội ta, tôi cho đó là điều đáng buồn bởi nó sẽ chi phối cơ bản lòng tốt nói chung của con người.”

Văn hóa ứng xử trong xã hội văn minh hội nhập là cả một quãng đường dài cần phải học hỏi, tiếp thu và không ngại phá bỏ những tư tưởng lạc hậu, hẹp hòi, bảo thủ. “Chân thành là sự khôn ngoan cao cấp” – Lời này có lẽ luôn thích hợp.

Muốn học sinh có nhân cách tốt, cần bỏ đánh giá hạnh kiểm

Ở Việt Nam có một nghịch lý thú vị. Suốt 12 năm học và 4 năm đại học nhà trường, giáo viên luôn chú ý, chăm sóc tận tình chuyện...

Sông trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có nhiều chữ để chỉ dòng nước chảy giữa đôi bờ từ nguồn, nhập vào một dòng nước lớn hơn, hoặc chảy đến vào một hồ nước...

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ. Thiền viện Trúc Lâm Phương...

Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và những bài thơ vịnh cảnh sắc vùng Thuận – Quảng trên đồ sứ ký kiểu

Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Thái và vương phi Tống Thị Lĩnh. Ông được đình thần tôn lên kế vị Nguyễn...

Châu Nhuận Phát dành hết gia sản 17.000 tỷ cho từ thiện

Chắc hẳn người yêu thích phim Hong Kong không ai là không biết đến chàng diễn viên tài hoa - Châu Nhuận Phát. Không chỉ thành công trong sự nghiệp,...

Diện mạo hoang sơ của Sài Gòn 1860 qua ảnh

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Anh John Thomson thực hiện trong thập niên 1860 cho thấy một diện mạo còn rất hoang sơ của Sài Gòn… Hình ảnh...

Vì sao tha thứ không phải ban ơn cho người khác mà là tạo phúc cho chính mình?

Cuộc sống phức tạp với những va chạm, mâu thuẫn khiến ta khó tránh khỏi những lúc không hài lòng với nhau, gây tổn thương cho nhau. Tuy nhiên, người...

Những kiểu quảng cáo của người Sài Gòn xưa

Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng...

Tại sao có chữ “Tông’ trong miếu hiệu của các vị vua Việt Nam

Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm. Trải qua tiến trình lịch sử ấy, dưới thời phong kiến, các vị vua của các triều đại đều tồn...

Những hình ảnh về Sài Gòn 1990

Những bức hình về Sài Gòn - TP. HCM được thực hiện từ những năm 90 của các phóng viên nước ngoài, cho thấy một góc nhìn khác về mảnh...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Áo dài của người Việt

Đã rất lâu, bên cạnh chiếc áo dài ngũ thân trang trọng của phụ nữ thì đã tồn tại một thứ áo dài cho đàn ông để cân xứng. Chiếc...

Exit mobile version