Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Truyện xưa ngẫm lại: Vì sao học trò không ăn cắp nhưng thầy vẫn đánh đòn?

Xưa, có một người học trò được dịp lên phố chơi, nhằm đúng ngày chợ phiên. Một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, người học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ là thủ phạm.

Người xưa rất coi trọng dạy đạo đức, lễ nghĩa. (Ảnh: Internet)

Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, người học trò được thả về. Khi về làng, gặp thầy và bè bạn, người học trò tức tưởi kể lại sự việc, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.

Vị thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh phạt trò mười roi.

Người học trò rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, vội leo lên bộ ván nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể.

Các bạn học thấy thế, ngạc nhiên thưa: “Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn?”

Thầy từ tốn giải thích:

“Đành rằng trò ấy vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông người chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp?

Ta phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu trò ấy không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa”.

Ngẫm lại:

Câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy điều gì? Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sinh”, có nghĩa là dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình cũng phần nào là thể hiện của nội tâm ở bên trong.

Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét v.v…

Người học trò kia tuy không ăn cắp, nhưng lại có tâm thái của kẻ ăn cắp, như vậy mới khiến người ta nghi ngờ. Vị thầy đồ mới “phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp” nhằm uốn nắn cái tâm, chỉnh đốn tư cách của học trò.

Ngày nay, chúng ta tự hào với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến nhưng chú trọng đến khoa học thực tiễn và xem nhẹ việc giáo dục đạo đức và tâm linh. Một khi thước đo giá trị của xã hội nghiêng nặng về những thứ vật chất bề ngoài như kỹ thuật, công nghệ hơn là những giá trị đạo đức và nhân văn, thì đất nước sẽ phải đối diện với nhiều mối họa, ví như: hàng hóa pha chất độc hại, tham nhũng tràn lan, ý thức người dân kém, v.v.

Xã hội Việt Nam đang rất thiếu và cũng rất cần cái “tâm” của con người. Bài học của thầy giáo quê mùa kia phải chăng là điều mà các nhà giáo dục hiện đại cần suy ngẫm và học hỏi?

Sài Gòn 1967 sinh động và đầy sắc màu

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu. Đại...

Những nhà thờ lâu đời ở Việt Nam

Nước Việt Nam không chỉ có nhiều ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo mà những nhà thờ  cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Đa phần những...

Tổ đình Giác Lâm – ngôi chùa lâu đời nhất Sài Gòn

Tồn tại gần ba thế kỷ, Tổ đình Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Những bức ảnh quý giá về Đà Lạt thời Pháp thuộc

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bức ảnh...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Sài gòn sinh hoạt

Tôi trải đến nay bảy tám chục năm, tai nghe mắt thấy, từ lúc ấu thơ đầu còn chửa chóp, lối 1910, học trường tỉnh ở Sốc trăng, tại chợ,...

Quan lại nhũng nhiễu ở Sài Gòn xưa

Sự hiếu khách, luôn mong học hỏi, phát triển hiện đại đất nước của Lê Văn Duyệt tương phản với hầu hết những quan lại, nhân viên dưới quyền ông...

Ngoại thành Hà Nội năm 1991 – 1992 – Phần 1

Khám phá làng gốm Bát Tràng, làng rắn Lệ Mật, làng tranh Đông Hồ, đền Cổ Loa, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Hương… năm 1991, 1992 qua loạt ảnh...

Độc đáo taxi “con cóc” những năm 60 – 70 tại Sài Gòn

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân...

Nam Phương – Nữ Hoàng Cuối Cùng – Cảo Luận Của François Joyaux

Cuối năm 2019 Nhà Perrin ấn hành cảo luận Nam Phuong, La denière impératrice du Vietnam của giáo sư François Joyaux, là nghiên cứu sau cùng của giới sử gia Pháp về...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Exit mobile version