Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!

Có lẽ không có nơi nào mà mỗi lần nhắc đến đều khiến trái tim bồi hồi rung động như Đà Lạt. Dù là du khách hay người bản địa cũng luôn luôn dành cho mảnh đất nhỏ này một thứ tình cảm đặc biệt không thể nói thành lời.

Từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã khai phá, quy hoạch và xây dựng nên một thành phố xinh đẹp, nhiều khách sạn, bệnh viện, biệt thự,…với phong cách Châu  Âu vô cùng tráng lệ ở nửa đầu thế kỷ 20.

Tại “ngã ba chùa” ngày nay, xưa kia từng có những căn biệt thự nằm san sát nhau. Người Pháp đã cho xây dựng rất nhiều công trình khang trang nhằm phục vụ cho giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.

Bạn có nhận ra con đường Phan Đình Phùng sầm uất ngày nay không? Trước đây những căn biệt thự được bao phủ bởi đồi núi và thông xanh như thế này, phong cảnh thật làm cho người ta cảm thấy yên bình và ấm áp.

Rạp chiếu phim Hòa Bình hiện nay xưa kia từng là khu chợ đông đúc nhất thành phố. Từ những thời kỳ đầu xây dựng, người dân nơi đây đã sống với những công trình ngang hàng với quốc tế thời bấy giờ.

Đến năm 1961, chợ Đà Lạt được xây dựng và vẫn hoạt động đến ngày nay.

Khu Hòa Bình năm 70 với những chiếc xe lam đặc trưng của Đà Lạt lúc bấy giờ. Những dãy nhà xây hiện vẫn còn được giữ nguyên vẹn.

Hình ảnh người dân và du khách du xuân thời ấy sao mà đông vui đến thế?

Một góc phố đường Trương Công Định và Tăng Bạt Hổ với những căn biệt thự lợp ngói vẫn hiện hữu đến ngày nay.

Những con dốc đá là biểu tượng không thể thiếu của Đà Lạt ngày xưa.

Tiếng xe lộc cộc qua những con đường đá cũng để lại dư âm trong lòng người.

Thác Cam Ly, địa danh luôn được nhắc đến như một biểu tượng của thành phố.

Dòng suối trong mát từ thác Cam Ly nay đã không còn giữ được nét đẹp thiên nhiên ban tặng.

Một góc Hồ Xuân Hương những năm 70. Từ xưa đến nay Đà Lạt chưa bao giờ có đèn giao thông, người dân ở đây tự ý thức nhường nhịn nhau mỗi khi xuống đường. Điều đặc biệt mà khó có nơi nào làm được.

Trước khi xe cộ du nhập nhiều như ngày nay, người dân thường di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ. Không khí luôn luôn trong lành với cây xanh và tiếng chim hót.

Hồ Xuân Hương với nhà hàng Thủy Tạ đã tồn tại từ rất lâu.

Nhà thờ của đạo Tin Lành tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Trỗi thời ấy.

Từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa, Đà Lạt đã được xây dựng khang trang thế này từ những ngày đầu. Với hầu hết những vật liệu được mang từ Châu Âu sang, Đà Lạt vốn dĩ rất tráng lệ và phát triển.

Nhà thờ chánh tòa (nhà thờ Con Gà), được xây dựng ròng rã trong 11 năm (1932 – 1942). Do mới được trùng tu nên nhà thờ khó có thể giữ trọn vẹn nét cổ kính vốn có.

Hồ Xuân Hương lúc chưa được khai thác triệt để như ngày nay. Mặt hồ phẳng lặng yên ả bao quanh bởi núi đồi và cây cỏ. Cảnh sắc như muốn níu chân người đi.

Nhà ga Đà Lạt xây dựng từ thời Pháp thuộc, với đoàn tàu đầu máy hơi nước đầu tiên ở Việt Nam. Ngày nay, tuy chỉ còn được khai thác với 7km đường đi, nhưng đây vẫn là địa điểm được du khách lựa chọn khi đến Đà Lạt.

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng...

Chế ngự cơn nóng giận

Những cơn nóng giận của bản thân trước khi làm người khác tổn thương thì cũng ảnh hưởng rất xấu tới tâm trạng của chính mình. Nóng giận là một...

Hà Nội thập niên 1950 qua những bức ảnh khó quên

Chợ Đồng Xuân những ngày giáp Tết, khu phố của người Hoa, dịch vụ xem phim thùng lưu động… là loạt ảnh khiến nhiều người xúc động về Hà Nội...

“Đồi thông hai mộ” ở Hồ Than Thở – Hồ Sương Mai và 2 câu chuyện tình bất diệt

Ngày nay, khi đưa du khách đến Đà Lạt tham quan danh thắng Đồi Thông Hai Mộ bên hồ Than Thở, thì các hướng dẫn viên du lịch sẽ kể...

Rạp phim Sài Gòn – ký ức nhớ thương

Có một bộ phim Ý nổi tiếng - Cinema Paradiso (Rạp chiếu bóng Thiên đường) - mà tôi xem vào năm 1990 xa lắc lơ. Đó là câu chuyện một...

Những bức ảnh về Việt Nam thời Pháp thuộc

Những bức ảnh dưới đây là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề “Đông Dương sâu kín” (L’Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Người Sài Gòn… xưa!!

Lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo...

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Ô kìa! Bánh hỏi

Thú thật, bản thân tôi thuộc "tuýp" khoái xơi bánh hỏi. Cái món thơm ngon hấp dẫn ấy, tôi được thưởng thức lần đầu từ thập niên 1960. Và không...

Hương vị cà quống

Cà cuống chết đến đít còn cay! Ca dao Bên nước ta có nhiều loại cà. Trừ cà kheo, cà mèn, cà rá, cà ròn, cà sa, cà vạt, ...những...

Sau 50 Năm Ðọc Lại “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”

Bài 1: Thân Phận Lạc Loài Những ai, trong chúng ta, ở độ tuổi 60 trở về trước, hẳn còn nhớ bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ( QVGKT); Có...

Exit mobile version