Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong giáo hội và trong dân gian (những người này chạy trốn sự cấm đạo dưới triều Minh Mạng). Nhưng nay không tìm ra bằng chứng, nguồn tư liệu xác thực. Vậy Gia Định báo vẫn được xem là tờ báo Việt ngữ đầu tiên (4/1865). Đó là tờ “công báo” mà hiện nay chưa tìm lại được đầy đủ nên việc đánh giá toàn diện về nó là khó. Đại khái, người ta biết rằng nó đăng các văn kiện của nhà nước, những dự án sẽ đem thảo luận, các biên bản tranh luận, thảo luận, tin trong nước ngoài nước, tin tòa án… Nhưng cũng có ý kiến của một ủy viên Hội đồng quản hạt đánh giá về tờ báo: “Tờ báo chẳng cho người An Nam biết gì cả, ngoại trừ tên một số thuốc nhảm chữa nhiều bịnh!” (biên bản tranh luận về Gia Định báo (2/12/1896)).

Tờ tạp chí được xem là tờ tạp chí Văn Học hay học báo đầu tiên ở Sài Gòn là tờ Miscellanées (Thông loại quá trình, nay có thể dịch “Tạp văn”). Đó là tờ tạp chí do Trương Vĩnh Ký bỏ tiền ra in, sau thiếu vốn phải đình bản (số đầu 1888 và số cuối, số 6, 10/1889). Tạp chí đăng các bài sưu tầm văn học và sáng tác, mỗi số 12 – 16 trang. “Coi sách dạy lắm (Sách dạy: sách giáo khoa.), nó cũng nhàm; nên phải có cái chỉ vui pha vào một hai khi nó mới thú. Vậy ta tính một tháng đôi ba kỳ, một tập mỏng mỏng nói chuyện sang – dàng, chuyện Tam Hoàng quốc chí, pha phách lộn-lạo, xà-bần để cho học sinh coi chơi cho vui. Mà chẳng phải là chơi không, vô ích đâu; cũng là những chuyện ở đời nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó cũng thấm, nhứt là con trẻ còn đang sáng láng sạch sẽ, tinh thần còn minh mẫn, tươi tốt như tờ giấy bạch, như sáp mềm, vẽ vời, uốn sửa sắc nào thế nào cũng còn đặng, tre còn măng dễ uốn, trẻ còn nhỏ dễ dạy” (P. Trương Vĩnh Ký: Lời nói đầu, số 1 (1888)).

Cái tôn chỉ đó của Trương Vĩnh Ký quả có giống với tôn chỉ của một số tờ tạp chí thời nay vậy.

Lương Khắc Ninh, một nhà báo nổi tiếng đương thời thì nói về báo chí Sài Gòn như sau: “Báo quán thứ nhất là Nam kỳ đặng một năm, thứ hai là Phan Yên báo 2 tháng, thứ ba là Nông cổ đã dư sáu năm rồi, còn đang làm, thứ tư là Lục tỉnh tân văn đây mới khởi” (Lục tỉnh tân văn, 2/4/1908). Đó là những tờ báo tư nhân, theo luật định phải do người Pháp đứng tên, cộng tác với người Việt chưa được quyền ra báo.

Nam kỳ là một tờ tuần báo, số 1 ra ngày thứ năm 21 Octobre 1897, 16 trang khổ 100/145, 7 trang cuối in quảng cáo, đình bản vào tháng 5 năm 1900. Tờ báo đưa tin thời sự trong nước, thế giới, khai thác điện báo của hãng Havas để đưa tin nhanh. Có tường thuật, phóng sự (chuyện ăn trộm ăn cắp, bị chó dại cắn, chết trôi, dân bị bắt…), đưa tin nước ngoài Bombay, Singapore, Philippines, Hong Kong, Nhật… ; quảng cáo: thuốc, piano, sách… Ngoài thông tin có văn hóa, khoa học thường thức, y dược, địa lý, trao đổi về cách dịch những địa danh nước ngoài; văn chương, tiếu lâm, truyện ngắn ngoại quốc. Tờ báo cho biết những sinh hoạt của Sài Gòn, Nam kỳ cuối thế kỷ (hội đua ngựa, hát hình máy (cinématographe)).

Nam kỳ địa phận ra từ 1908 đến 1945 là một tờ báo sống rất lâu. Đó là một tờ báo Công giáo, mục đích “cho thông phần đạo và ngoan việc đời”, “sự gì hữu ích thì đem vô hết” chỉ trừ chính trị và phê bình cá nhân. Đó là một tờ báo cũng cùng chủ trương duy tân như các tờ báo khác, một tờ báo nghiêm túc và phong phú, có 2000 độc giả (sau giảm), gấp 5, 6 lần số độc giả của tờ Lục tỉnh, Nông cổ… Nó là một vốn tư liệu hết sức phong phú về nhiều mặt, từ kinh tế, thương mại, phong tục, sử ký, văn học, ngôn ngữ, đặc biệt là mảng văn học dân gian (tục ngữ, chuyện giải buồn, tiểu đàm…) của riêng miền Nam.

Nông cổ mín đàm ra số đầu 1/8/1901, 8 trang, là một tờ báo của phong trào duy tân Nam kỳ, nó chú trọng bàn về kinh doanh, buôn bán, luận về đạo lý làm ăn buôn bán, giới thiệu kiến thức chuyên môn về tổ chức buôn bán, kỹ thuật canh nông (Nông; nông nghiệp, Cổ: buôn bán). Mục đích của nó là vực dậy một giai cấp tư sản thương nghiệp của Việt Nam để cạnh tranh với tư sản người Hoa và Ấn Độ đang nắm giữ thị trường. Nó kích động tự ái dân tộc, vạch ra những lợi ích hiển nhiên về kinh tế, những điều kiện thuận lợi của Nam kỳ, kêu gọi noi gương các nước nhờ buôn bán mà lớn mạnh, đồng thời tuyên truyền đạo lý tương trợ giàu nghèo làm cho đất nước phú cường, phát triển… Nó cũng phê phán những cản trở về tâm lý dân tộc của con người Việt Nam trên đường thực hiện mục tiêu ấy (thiếu ý chí, chỉ thấy lợi trước mắt, tiêu xài cho đã, cờ bạc, an phận, ít giữ chữ tín, ghen ghét, chia rẽ…) ngoài ra nó cũng có mục giao lưu văn hóa, văn học (về sau, nó thiên về văn hóa văn nghệ nhiều hơn, với Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Phạm Minh Kiên, những nhà văn làm chủ bút…).

Lục tỉnh tân văn số đầu tiên ra ngày 15/1/1907 (ta chú ý những tháng này là năm tháng của phong trào Duy Tần ở khắp Trung Nam Bắc), do Trần Chánh Chiếu và Đặng Thúc Liêng chủ trương. Nó phản ảnh cuộc vận động Duy Tần ở Nam kỳ. Nó cổ vũ đồng thời chống đối. Đối tượng 1 chống đối của nó là: Chệc, Chà (tư bản Hoa – Ấn Độ) và cả nhà cầm quyền Pháp cùng quan lại, tay sai. Nó ca ngợi những người vì dân vì nước, đả kích tham ô; ca ngợi Thành Thái, Nguyễn Trung Trực, bênh vực phụ nữ… “Người Việt Nam muốn tranh giành cho hơn các chú Chà Và thì ít ra phải đồng tâm hiệp lực, bỏ dạ hiềm nghi, lấy lòng quyết đoán rập cật đấu lưng”. “Đồng bào ơi, nỡ để phải mắc bệnh trầm kha mãi thế sao? Rày cúi xin đồng bào mau tỉnh lại, vỗ tay một lượt mà bước tới cuộc văn minh, đặng duy cung lợi quê hương ta, cho mọi người quê hương ta cầm, vậy mới là khuôn thời, vậy mới rằng tế thể”.

Ngoài ra nó còn có tham vọng về tranh luận ý thức hệ, tranh luận “trả Phật về Thiên Trúc, trả Quan Công về Tàu”… Tức là nó vừa vận động kinh tế, vừa vận động văn hóa tư tưởng, phê phán tôn giáo.

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Vải sợi và nghề dệt vải thời kỳ Đông Sơn

Những miếng vải thời Văn hóa Đông Sơn Việc dùng một loại hình dụng cụ là dây buộc, dây đeo, dây căng… thường bị các nhà khảo cổ học quên...

Nguyễn Công Trứ – Một con người kiệt xuất

Làm quan qua ba đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Khởi đầu sự nghiệp làm quan với chức Hành tẩu Sử quán, sau thăng...

Quán Ông Cả Cần – Vài hàng lịch sử

Trước khi đi vào lãnh vực nhà hàng, Ông Trần Phấn Thắng chủ nhân quán ÔNG CẢ CẦN là một công chức thuộc ty điền địa Mỹ Tho, xã Điều Hòa, thành phố Mỹ...

Kỷ Niệm Với Song Ngọc – Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email...

Quy trình đúc tiền của người Việt xưa

Trong hàng nghìn năm, tiền xu là phương tiện vận hành nền kinh tế của nước Việt. Cùng khám quy trình đúc tiền được giới thiệu qua những hình ảnh...

Tờ Tiền 100 USD In Hình Chân Dung Ai?

Một số người đoán có lẽ đó là một vị Tổng thống nào đó của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (!) Nhiều người Việt rất “mê” tờ 100 đô-la của...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình Việt Nam từ thập niên 1960. Ông cùng với nhạc sĩ Từ Công...

Hồi nhỏ sợ Ông Kẹ , ổng là ai?

Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc nhè hoài là bị dọa : “Ông Kẹ tới …. bắt bỏ bỏ dzô nồi nước sôi !” ….. Trẻ nhỏ Saigon mà...

Độc đáo giao thông ở miền Nam vào những năm 1960

Các phương tiện giao thông ở miền  Nam hồi những năm 1960 rất đa dạng với các loại xe đò, xe lam. Trong ảnh, một xe đò chở khách tuyến...

Tại sao gọi là tóc thề?

Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng. Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những...

Nguồn gốc nghệ thuật hát Chèo Việt Nam

Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật...

Exit mobile version