Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Độc đáo tục thờ Tôn Ngộ Không của người Hoa Chợ Lớn

Ngày nay, có ba hội quán cổ của người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn thờ Tề Thiên Đại Thánh. Đây đều là các hội quán do người gốc Phúc Kiến xây dựng.

Ảnh trong bài được chụp tại khám thờ Tề Thiên Đại Thánh ở hội quán Hà Chương, 802 Nguyễn Trãi, quận 5

Tục thờ Tề Thiên Đại Thánh là một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống ở vùng đất Chợ Lớn xưa. Quanh tục thờ này có khá nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.

Tôn Ngộ Không hay là Tề Thiên Đại Thánh vốn là một hình tượng văn học xuất hiện từ thời cổ đại Trung Hoa, được đưa vào tiểu thuyết Tây Du Ký từ thế kỷ 16. Đây được xem là nhân vật nổi tiếng nhất trong văn học cổ Trung Hoa và cũng là một hình tượng nghệ thuật thân thuộc với hàng triệu người Việt thông qua loạt phim truyền hình Tây Dy Ký do Trung Quốc sản xuất, trình chiếu từ năm 1986.

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là một con khỉ thành tinh sở hữu 72 phép thần thông. Sau khi được Ngọc Hoàng phong là Tề Thiên Đại Thánh (nghĩa là “Thánh lớn bằng trời”), Tôn Ngộ Không đã đại náo Thiên cung và bị Đức Phật nhốt dưới dãy núi Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm trước khi quy phục Đường Tam Tạng và giúp vị hòa thượng này đi sang Tây Thiên thỉnh kinh.

Vượt qua nhiều sóng gió, các thầy trò Đường Tam Tạng đã lấy được kinh và thành chính quả, được phong làm Phật. Danh hiệu của Tôn Ngộ Không là Đấu Chiến Thắng Phật. Kể từ đó Tôn Ngộ Không – Tề Thiên Đại Thánh được thờ phụng như một vị Phật.

Do sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa dân gian, từ một hình tượng hư cấu xuất hiện trong văn học, Tề Thiên Đại Thánh đã trở thành một đối tượng được thờ phụng trong nhiều đền miếu người Hoa, đặc biệt là ở vùng Phúc Kiến.

Trong quá trình di dân vào thế kỷ 17-19, cộng đồng người Phúc Kiến đã mang theo tục thờ Tề Thiên Đại Thánh đến các vùng đất mới, trong đó có Chợ Lớn và một số địa phương khác ở Việt Nam.

Ngày nay, có ba hội quán cổ của người Hoa Chợ Lớn thờ Tề Thiên Đại Thánh, là các hội quán Ôn Lăng, Hà Chương, Nhị Phủ. Đây đều là các hội quán do người gốc Phúc Kiến xây dựng.

Trong các hội quán này, hội quán Hà Chương là nơi có khám thờ Tề Thiên Đại Thánh lộng lẫy và tinh xảo nhất.

Các món ăn ưa thích của “Vua Khỉ” được bày trên khám thờ.

Toàn cảnh khám thờ Tề Thiên Đại Thánh ở hội quán Hà Chương.

‘Ngạo mạn’ và ‘Thiên kiến’ là nhược điểm lớn của nhân tính

Trong “Tam tự kinh” viết: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là để nói rằng con người khi mới sinh ra chưa chịu ô nhiễm bởi những thứ bên ngoài...

Hà Nội trong sách hướng dẫn du lịch năm 1919

Cùng xem những hình ảnh quý giá về Hà Nội xưa được in trong cuốn ‘Hướng dẫn du lịch Bắc Kỳ 1919’ (Guide du Tonkin 1919), xuất bản tại Pháp...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Báo chí trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Mấy ngày qua trong một quán ăn ở Little Saigon tôi có dịp gặp vài người bạn từ Việt Nam qua, trong khi trò chuyện, một câu hỏi được nêu...

Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì?

Đàn ông lấy vợ gọi là thú, đàn bà lấy chồng gọi là giá. Có nhiều trường hợp đàn bà phái tái giá: Một là duyên không ưa, phận không...

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã biến đổi thế giới thế nào?

Nhiều người còn tin rằng cúm Tây Ban Nha sẽ diệt vong loài người, hoàn tất điều mà cuộc thế chiến vừa kết thúc chưa làm được. Tháng 9 năm...

Phở – Thiên Biên Ký Sự

Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần. Bác giáo lõ mắt dòm tôi với bát...

Đồ đồng Đông Sơn

Năm 1924, một người nông dân làng Ðông Sơn đi câu cá ở hữu ngạn sông Mã trên cánh đồng đất bãi chạy dài giữa sông Mã và giải núi...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành

Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến...

Những điều ít người biết về chuyện thi cử thời nhà Nguyễn

Cũng như các triều đại trước, hệ thống thi cử dưới thời Nguyễn gồm có ba kỳ: thi hương, thi hội và thi đình. Thi hương là kỳ thi ở...

Thiên táng là gì?

Ngày xưa có người đi làm ăn ở xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm nắng. Cảm gió mà chết đột ngột, có người cùng đi hoặc người qua...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Exit mobile version