Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giá trị của đồng tiền thuở xưa

Năm 1934 gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt – ông Huyện Sỹ ( ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà Nguyễn cậu hai Lê Phát An tặng cho cháu gái 1 triệu đồng tiền mặt làm của hồi môn ôm theo “dằn mặt”, hoàng gia khi đó rất nghèo, một triệu đồng Đông Dương đương 22.000 cây vàng. 

Tờ tiền Đông Dương giai đoạn 1921-1939

Một triệu đồng Đông Dương bằng 10 000 tờ giấy Xăng (tờ giấy bạc 100 đồng Đông Dương) – số tiền chi ra tổng 22.000 lượng vàng tính bằng tiền bây giờ cỡ khoảng hơn ba chục triệu Mỹ kim chứ bao nhiêu chưa kể 100 năm về trước tiền còn có giá biết chừng nào.

Con gái đại gia lấy chồng làm Vua có khác !

Thì ra cái sự giàu có của đại gia Nam Kỳ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không những có thiệt mà còn kinh khủng hơn trong truyện.

Ông bà Nam Kỳ xưa có câu “Tiền muôn bạc vạn” chỉ sự giàu sang phú quới của những nhà “giàu nứt vách đổ tường”. Bạc vạn là từ 10.000, bạc muôn là trên 100.000 đồng.

Đồng tiền xưa rất mắc, năm 1925, một mẫu ruộng tốt ở Nam Kỳ có giá 50 đồng – có khi 80 đồng. Được xếp loại “đại điền chủ” thì gia đình đó phải có 50 mẫu ruộng trở lên, vị chi 50 mẫu điền x 50 đồng = 2.500 đồng bạc, hoặc 80 x 50 = 4.000 đồng bạc là gia tài của một đại điền chủ thấp nhứt.

Năm 1930 Nam Kỳ có cả thảy 6.690 đại điền chủ có từ 50 mẫu đất trở lên.

Coi truyện Hồ Biểu Chánh ta thấy chưa có ông đại điền chủ nào có tiền mặt trong nhà quá 40.000 đồng. Trong tiểu thuyết “Con nhà giàu” ta thấy cha mẹ cậu tư – một đại điền chủ có 500 mẫu điền chết để lại có 25.000 đồng trong tủ. Hồi xưa tiền có giá, chưa có danh từ tỷ phú như bây giờ, chỉ triệu phú là hết mức. Vậy số tiền một triệu đồng của cậu hai Denis Lê Phát An cho bà Nam Phương lớn không thể tưởng tượng.

Chúng ta cũng không quên ông Nguyễn Hữu Hào bà Lê Thị Bính chỉ có 2 cô con gái, ngoài một triệu lận lưng khi lấy chồng, sau đó khi cha mẹ chết bà Nam Phương còn được chia một nửa gia tài của cha mẹ nữa.

Trong Con Nhà Nghèo cậu Ba Cam đi làm Sốp Phơ (Chauffeur). cho Thầy Kiện một tháng đã có 40 đồng Đông Dương coi như la phủ phê lắm rồi vì ở dưới Gò Công thằng Cu đi làm mướn chủ nuôi cả năm chỉ được có ba bốn chục đồng Bạc.

Thầy thông trong Cô Lý Cô Đào mỗi ngày làm có 1 đồng bạc tháng đi làm chạy 26 đồng mà đã nuôi được vợ con, ngặt sau này vợ con bệnh nên bán chiéc xe máy giá 20 đồng, thầy tiếc không bán vì chiếc xe máy kiểu Pháp thầy mua tới 40 đồng tức gần hai tháng lương của thầy.

Sau này người ta đem bỏ con thầy lụm về nuôi phát hiện ra 50 tờ giấy Bạc từ đó phất lên làm giàu.

Cho nên số tiền này thuở đó là khổng lồ, nếu so sánh với bạc hiện nay, thì số tỷ vẫn chưa vừa, vì tỷ phú ngày nay có hiếm, chớ như hồi năm một ngàn chín trăm hai mươi ngoài, đầu thế kỷ hai mươi, tờ giấy xăng (100$) có người trọn đời chưa từng thấy, và giàu bạc muôn, tức trong nhà có được mười ngàn, đã là giàu bạc nứt đố đổ vách..”

Từ “Bến Xuân“ tới “Cô Láng Giềng“

Trong dòng nhạc tiền chiến, 2 ca khúc Bến xuân (của Văn Cao) và Cô láng giềng (của Hoàng Quý) chẳng có chút liên hệ. Tuy nhiên, hẳn ít ai...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 16

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Tục thách cưới hay dở ra sao ?

Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng...

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Quân Cờ Đen – Kỳ 3/Hết – Cuộc chiến tranh Trung – Pháp 1884-1885

Với sự từ bỏ của Trung Hoa bá quyền cổ xưa của nó trên Việt Nam câu chuyện của chúng ta đã đến hồi kết cuộc, nhưng ngay trong Việt...

Quốc Phục Nam Của Người Việt

Áo dài khăn đóng của Nam giới là quốc phục của người Việt chúng ta, đương nhiên quốc phục được mặc trong những dịp lễ cổ truyền. Do đó cần...

Vì sao lại gọi “Anh Hai Sài Gòn”?

Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”? Như thế nào mới là “người Sài Gòn”? Liệu “anh Hai Sài Gòn” và “anh Hai Nam bộ” có...

Hình ảnh về Sài Gòn năm 1990

Những sắc màu sinh động của của cuộc sống ở Sài Gòn năm 1990 đã được ghi lại qua ống kính của phó nháy người Pháp Jean-Michel Gallet. Giao thông...

10 địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Việt Nam

Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những thành phố phát triển năng động, nền văn hóa đa dạng và những món ăn hấp dẫn... Việt...

Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt: Nhìn lại một nỗi đau

Sau 1975 tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt bị phá. Các đầu máy bán lại cho Thụy Sĩ rẻ như phế liệu và đau đớn thay....

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Exit mobile version