Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hà Nội thời bao cấp

Trong cuốn sách ảnh “Hà Nội một thời” sắp phát hành, tác giả John Ramsden ghi lại những khoảnh khắc quý giá về thủ đô những năm 1980.

John Ramsden nguyên là Phó đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam vào những năm 1980. Ngoài công việc của một nhà ngoại giao, ông còn yêu thích nhiếp ảnh. Tới làm việc tại Việt Nam, nhà ngoại giao không khỏi tò mò, thích thú khám phá nếp sinh hoạt tại Hà Nội và một số vùng lân cận.

Do tính chất công việc nay đây mai đó nên sau nhiệm kỳ tại Việt Nam, ông lên đường sang các vùng đất khác. Nhưng những bức ảnh chụp Hà Nội được ông lưu giữ cẩn thận. Nhiều năm sau, khi đã về hưu, John Ramsden lục lại những bức ảnh, như cách ôn lại kỷ niệm với một vùng đất xa xôi đã gắn bó với mình.

Hơn một trăm bức ảnh còn lại được ông thực hiện trưng bày tại nhiều nơi như London, Bảo tàng Nghệ thuật Đông Nam Á (Bath, Anh) và Hà Nội. Mới đây, các bức ảnh được tập hợp lại thành cuốn sách “Hà Nội một thời”. Sách có 110 bức ảnh, là 110 phong cảnh, gương mặt đời thường của Hà Nội từ năm 1980 đến năm 1982.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét những bức ảnh này giúp người Hà Nội chiêm ngưỡng diện mạo của mình ba mươi năm về trước.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đánh giá: “Cuốn sách xứng đáng được coi là tư liệu quý để độc giả hiểu thêm về Hà Nội những năm trước Đổi mới và về cái chất Hà Nội muôn đời”.

Hội đồng Anh, Viện Viễn đông Bác cổ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức một buổi giao lưu với tác giả nhân ra mắt cuốn sách. Chương trình diễn ra lúc 9h ngày 14/10 tại 14 Phan Huy Ích, Hà Nội, với sự tham gia của tác giả, nhà sử học Dương Trung Quốc, giáo sư Andrew Hardy, Tiến sĩ Sử học Vũ Thị Minh Hương và nhà báo Tường Vân.

Mùa hạ năm ấy

Mùa hạ ấy, đã xa lắc tự thuở nào, tôi từng thương một chàng trai hiền lắm, cũng chẳng biết căn nhà cậu sống, chỉ loáng thoáng vẽ những nghĩ...

Thanh kiếm của vua Gia Long

Dominique Rolland là giảng viên của Trường Đại học Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Paris, Pháp) và là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Hoa Sen...

FED – Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới hoạt động ra sao?

Chính phủ các nước và giới đầu tư trên toàn thế giới thường theo dõi sát sao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì nhất cử nhất động của...

Tham tri Phạm Thế Hiển (…1861)

Vào cuối xuân năm Tân Dậu (1861) tức là năm thứ mười bốn triều vua Tự Đức, cách đây chín mươi bảy năm Tham tri Bộ Binh Phạm Thế Hiển...

Cách đâm hổ

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có...

Lê Quý Đôn với Kinh Bắc

I. KINH BẮC QUA QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP Kinh Bắc thời Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trấn có diện tích tự nhiên chừng 6.500km2, ngày nay vẫn còn hai...

Những chiếc đèn “Hoa Kỳ” đầy kỷ niệm

Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn...

Cổ Loa – tòa thành cổ nhất của người Việt

Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam....

Ly Rượu Mừng – Một bài hát bất hủ ngày Tết của Phạm Đình Chương

Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu mừng Xuân và nói những lời chúc Tết...

Có 16 hay 18 vị La Hán?

Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay, số 105 đã khẳng định là chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng gần đây, Nhà xuất bản Đồng Nai...

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể "Ba tao lóng rày khỏe" thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể "Cha tao khỏe...

Nhạc sĩ Phạm Duy “Biết ái tình ở dòng sông Hương”

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh trưởng ở Hà Nội (5.10.1921), một thời gian dài sinh sống ở miền Nam và nước ngoài, tác phẩm của ông gắn bó với nhiều...

Exit mobile version