Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hương xưa bồ kết

Khi nói về vẻ đẹp bên ngoài của phụ nữ, người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hàng trăm năm trước, đối với phụ nữ Việt xưa, hàm răng đẹp là hàm răng đều, được nhuộm đen bóng láng:

Lấy chồng cho đáng tấm chồng,
Bõ công trang điểm má hồng răng đen!

Còn mái tóc thì  phải dài, dày và đen óng ả thì mới gọi là đẹp, là khỏe, để có được một mái tóc như thế, phụ nữ xưa và thời cận đại chỉ dùng nước bồ kết để gội đầu.

Ảnh: Pexels

Đối với những người đã qua tuổi tri thiên mệnh, hình ảnh các mẹ, các chị ngày trước gội đầu bằng nước bồ kết với hoa bưởi hay vỏ bưởi dường như đã ăn sâu vào ký ức của mình mỗi khi ai đó nhắc đến kỷ niệm chốn quê nhà.

Không rõ từ bao giờ, trái bồ kết đã trở thành một thứ mỹ phẩm thiên nhiên để các bà, các cô làm đẹp. Trong từng mái nhà tranh vách đất, có lẽ không nhà nào không có những chùm bồ kết treo lủng lẳng trên gác bếp, cùng với những mảnh vỏ bưởi hay những bông hoa bưởi trắng. Trái  bồ kết được hái xuống, đem phơi nắng vài đợt cho đến khi các quả vàng héo, rồi sạm dần. Cuối cùng, được treo lên góc bếp để lấy hơi nóng của lửa củi, lửa rơm, cùng khói tỏa lên hun hong hết ngày này sang ngày khác. Cho đến một ngày, những trái bồ kết đã khô quắt, như mỏng đi và đen lại, đó là lúc bồ kết đã dùng được, để làm nên một thứ nước gội đầu thơm ngát hương quê. Dùng bồ kết gội đầu vừa thơm, vừa trơn và giữ cho tóc không gãy, không rụng.

Những chùm bồ kết khô queo cũng thường thấy bày bán ở các quán cóc đầu làng cuối xóm. Giá tiền bồ kết mua về gội được nhiều lần và giá rất rẻ, nên mỗi khi đi chợ về, bao giờ trong giỏ đồ mua về của các mẹ, các chị cũng có những trái bồ kết …

Để chuẩn bị cho việc gội đầu, đầu tiên họ lấy khoảng 5-6 trái dúi vào tro bếp than. Chừng mười phút sau, lấy ra đập nát, bỏ vào thau nước sôi hoặc vào xoong rồi bắc lên bếp lửa nấu cho sôi lại, xong, đem xuống pha với nước lã, thế là đã có được một thau nước gội đầu. Có khi thêm vào một ít hương nhu, hoa ngâu hoặc một chút chanh. Năm, sáu trái bồ kết để cho một thau nước nóng hâm hấp màu vàng sậm như nước trà, đủ để gội đầu cho hai, ba người. Có người lại lùi bồ kết trong bếp, xong  lấy ra giã nhỏ, hòa với nước lã đem phơi nắng, chất lượng cũng chẳng thua kém đem bồ kết đun sôi và màu nước bồ kết vẫn đậm,mùi hương lan vẫn tỏa dịu dàng.

Bồ kết là loại cây sống lâu năm và dễ trồng, chỉ vài năm thì rất sum suê. Có người  còn gọi tên là cây làm đẹp. Cây mọc cao, khi ra trái, những chùm chin chít nhau buông thõng, trái mỏng, dài khoảng 8-9cm, khi già thì chuyển màu ram rám đen. Thân cây đầy gai nhọn, nếu không cẩn thận khi hái có thể bị gai đâm nhức nhối vô cùng. Mỗi trái  trung bình có từ 30 – 40 hạt. Hạt bồ kết có chứa một hàm lượng lớn dầu thực vật; nhờ thế mà gội đầu thường xuyên với bồ kết sẽ giúp tóc luôn đen và óng ả. Trong nhà dùng không hết, có thể bán để lấy ít tiền mua thêm mắm muối, hoặc láng giềng ai cần, đều được cho không mang về dùng.

Có người cho rằng, bồ kết không những chỉ làm đẹp, mà còn làm thuốc chữa bệnh, đồng thời chứa đựng trong nó những giá trị tâm linh quan trọng. Những lần sau khi đi phúng viếng, ma chay về, người ta đốt một nắm bồ kết để xua đi cái lạnh của âm khí và cũng để giải độc.

Những trưa hè êm ả, đâu đó sau những mảnh sân vườn, hình ảnh người phụ nữ đang hong tóc; gội đầu bằng thứ nước hơi khắt, hơi cay nhưng trầm lắng hương vị của làng quê, của ruộng đồng bờ bãi đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong ký ức nhiều người. Một nhà thơ trong một bài viết hồi ức về mẹ của mình đã ghi lại mấy chi tiết thật thú vị:

Mẹ gội đầu xong, đứng giữa sân lấy bàn tay vẫy mớ tóc dài. Mớ tóc dài quay tròn theo tay mẹ, bắn văng ra những giọt nước gội đầu”.

Và nhà thơ tuổi còn bé tí tỏ vẻ thích thú, chạy vòng quanh:

Con chạy quanh kêu: Mưa! Mưa! Mưa

Một thời, mùi hương tinh khiết của trái bồ kết đã làm cho biết bao chàng trai phải nao nao thao thức suốt đêm. Có lẽ, những tinh chất được chắt ra từ mấy trái bồ kết nhỏ bé, dịu dàng, tỏa ra từ mái tóc mượt mà đã tạo nên một nét duyên con gái rất thùy mị, một mùi hương quyến luyến…Hình ảnh mái tóc dài thả mềm trước gió, cùng với chậu nước bồ kết thơm hương cũng đã làm nao lòng biết bao tâm hồn nghệ sĩ, hình ảnh đó được họa thành tranh, chép thành nhạc, góp phần tô điểm vẻ đẹp của của làng quê êm ả. Các họa sĩ tài danh đã đưa lên màu, lên “toan”, lên lụa; nhưng phải là mái tóc dài đang mềm mại chảy xuống chậu nước bồ kết, thì mới thật nên tranh !

Như một quy luật của cuộc sống, xã hội ngày càng thay đổi, đã có nhiều loại dầu gội hảo hạng ra đời để phục vụ mọi người. Cây bồ kết hầu như bị chặt bỏ, giờ thì chẳng còn  mấy ai gội đầu bằng quả bồ kết khô. Hương đã bay xa và hình ảnh đẹp của những người phụ nữ hong tóc bên thềm cùng với nồi nước sóng sánh nay đã dần vắng bóng.

Nghĩ về nó, ai cũng man mác một nỗi niềm hoài cảm, một chút tiếc nuối mông lung…Hình như đã mất đi một cái gì đó của ngày xưa, một chút mong manh dịu dàng và yểu điệu; một cái gì tinh khiết mơ màng; dung dị mà thuần phác, mộc mạc và hồn nhiên của làng xưa quê cũ, mà bất cứ một hương liệu cao sang nào khác khó mà thay thế được…!

Lăng mộ danh y Hải Thượng Lãn Ông

Lăng mộ danh y Hải Thượng Lãn Ông là một quần thể kiến trúc hoành tráng và uy nghi, tọa lạc ở một địa thế rất đẹp. Nằm ở xã...

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Xanh và xoong, tục gõ xoong

Xanh và xoong không phải là hai từ cùng nguồn gốc: một đằng có gốc Hán, một đằng thuộc gốc Pháp. Xanh là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn...

Chùm ảnh: Khác biệt “nhìn tận mắt” về đám cưới xưa và nay

Nhìn lại có thể bạn sẽ giật mình vì sự khác biệt rất đỗi rõ nét ở đám cưới xưa và nay… “Thiệp hồng” Giai đoạn 1960 – 1970, người...

Địa danh “Thọ Xương” ở Huế

Về địa danh này, PTS. Võ Xuân Trang có viết bài “Về một câu ca dao xưa ở Huế” đăng trên Thế giới mới số 13, trang 53 - 54....

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 12/25 – Hoa Phật bị hạ bệ

Có danh từ Ấn Độ trong Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên là có. Đó là những danh từ Phật giáo, nhưng được phiên âm tới 2 lần, từ Phạn...

Bổng là gì? Đả cẩu bổng pháp là gì?

Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử...

Sách dạy nhiếp ảnh 1971 – Đường nét trong bố cục

Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P10, 11, 12)

CHƯƠNG X. NẾP PHONG TỤC THUẦN PHÁC CỔ XƯA Trong những làng xưa chạ cổ cách đây hàng nghìn năm, chúng ta đã quan sát người Việt cổ qua cách ăn...

Tranh ảnh đen trắng về Hà Nội

Những mẫu tranh về Hà Nội được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Một số bức tranh được mua bản quyền, số khác là...

Sài Gòn – Chợ Lớn 150 năm trước qua ảnh của J.C. Baurac

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của đô thị...

Sự thật chuyện vua quan Nguyễn coi than đá là “Quái vật”?

Trong cuốn “Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn” của ông Phạm Khắc Hòe, (ông Hòe nguyên là Đổng lý Ngự tiền Văn phòng triều Bảo Đại trước tháng 8/1945. Ông...

Exit mobile version