Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó … Không hiếm người đã trốn không ra chơi … hoặc ra sân rồi chạy liền đi chỗ khác chứ không dám lẩn quẫn gần lớp để bị các thầy cô bắt buộc xếp hàng đi … uống sữa” … Bởi sữa pha trong những cái nồi 50cm … khuấy bằng những chiếc đũa bếp dài cả thước Tây … đã cho ra một loại “dung dịch sữa” thật “nặng mùi bơ” … và chỉ “lơ lớ về vị ngọt” đã khiến cho không đứa học trò nào can đảm để uống hết một ly ….(loại ly dùng pha cà-phê đá hiện giờ) … Kinh hoàng là ở chỗ ngày nào cũng vậy !!! … Ngán gần chết !!! …

Cứ đến giờ ra chơi là mỗi học sinh được phát một ổ bánh mì và một hộp sữa, chương trình phát sữa miễn phí cho học sinh tiểu học những năm đó nhằm chống còi xương và tăng cường thể trạng, thể chất cho trẻ em Việt Nam. Ngày nào cũng được phát đến nổi học sinh ngán quá phải dấu đem bỏ đi. Đầu tiên là phát sữa bằng hộp giấy, đến năm 1973, thì phát cho mỗi lớp một bao sữa nhựa lớn khoảng chừng 5-10 lít, có ống vòi để vặn rót vào cái ly giấy cùng nhãn hiệu. Năm 1973, khi đó tui còn học mẫu giáo trường công Lê Quang Định đối diện với Lăng Ông, cứ mỗi lần xe tới thì Ông lao công mở cổng trường cho chiếc xe chạy đến gần thềm ba lớp học, chú nhân viên hãng sữa, mặt bộ đồ đồng phục trắng cam nhảy xuống xe, chạy ra phía sau xe mở cửa hông dày cui để lấy sữa, tụi tui ngồi bên trong nhìn ra cửa sổ, khói hơi lạnh bên trong thùng xe bay ra trắng toát. Kế đến Chú nhân viên hãng sữa ôm bịch sữa với xấp ly giấy bước xuống thùng sau và đi vào lớp để bịch sữa lên bàn Cô giáo.

Tụi nhỏ chúng tôi, có đứa nhăn mặt, có đứa nhao nhao nói chuyện um sùm vì giờ này Cô giáo không cấm nói chuyện, tụi tui xếp hàng từ từ lên bàn cho Cô giáo bấm vòi rót sữa vào ly rồi xuống bàn để ăn bánh mì và uống sữa trong khi vẫn chờ tiếng reng chuông để ra chơi. Tụi tui đứa nào thích sữa thì uống thoải mái ngon lành, đứa nào ngán sữa thì chỉ dán mắt nhìn ly sữa trắng bóc trên bàn như kẻ thù, không biết làm sao để khỏi phải uống, vì không uống là bị Cô giáo la, cứ mỗi lần Cô giáo đi qua thì làm bộ lấy tay đưa ly lên miệng, thiệt ra chỉ giả đò đưa ly kề lên cái môi chứ không có nhấp vô họng miếng nào đâu, lúc đó chỉ trông chờ tiếng reng chuông là cầm ly sữa chạy ra khỏi lớp rồi kiếm chổ đổ đi. Đổ đi cũng khổ sở lắm vì cứ cảm tưởng như có cả đống con mắt đang nhìn mình, cái tâm lý đang làm điều gì đó bậy thì nó vậy đó mà. Hồi đó ở nhà Bà Ngoại hay dạy là không được bỏ mứa, bỏ mứa thì mang tội nặng lắm, nên cứ nhớ mà lo sợ là vậy.

Dù đã hơn 40 năm nhưng tới giờ tui vẫn còn nhớ mùi béo béo lạt nhách của nó, không biết tới chừng nào mới được thưởng thức lại hương vị xưa mà hồi đó muốn bỏ chạy không kịp. Sữa tươi ngày nay uống thì có mùi như sữa bột chứ không giống như sữa bò tươi ngày xưa.

Nhãn hiệu Foremost bắt đầu có mặt tại VN qua sự “ăn theo” việc tiếp liệu cho quân đội Mỹ tham chiến tại VN . Đầu thập niên 1960 thì người ta thấy ngoài sạp hàng chợ trời đường Tôn Thất Đạm có một loại sữa đựng trong các hộp giấy (sử dụng một lần rồ bỏ), ngoài vỏ hộp có hai màu ..”Trắng trên”, “Cam dưới”, một mặt có hình chữ “F” uốn éo . Coi kỹ nhãn hộp thì thấy có chữ “Made in the USA”. Theo lời mấy bà bạn hàng thì “Cái đó là sữa Mỹ đó !! … Uống thơm mùi Cam … Nho … ngon lắm !!!”. Thật lòng mà nói, mua một hộp uống vô thấy nó khác hẳn các loại sữ mà trước kia đã xài. Kiểu ngọt không ra ngọt, lạt không hẳn lạt. Đã vậy còn có vị béo của bơ, mùi của fromage tươi …

Kịp khi các trường tiểu học được chương trình “bữa ăn giờ ra chơi” của Caritas Asia (“một ly sữa và một khúc bánh mì cho mỗi học sinh”) tài trợ thì nhãn hiệu sữa này xuất hiện bằng các hình thức bột đựng trong thùng 5kg hoặc loại hộp dùng cho quân đội bên ngoài có hình hai bàn tay nắm vối nhau cao khoảng 40cm. Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó … Không hiếm người đã trốn không ra chơi … hoặc ra sân rồi chạy liền đi chỗ khác chứ không dám lẩn quẫn gần lớp để bị các thầy cô bắt buộc xếp hàng đi … uống sữa” … Bởi sữa pha trong những cái nồi 50cm … khuấy bằng những chiếc đũa bếp dài cả thước Tây … đã cho ra một loại “dung dịch sữa” thật “nặng mùi bơ” … và chỉ “lơ lớ về vị ngọt” đã khiến cho không đứa học trò nào can đảm để uống hết một ly ….(loại ly dùng pha cà-phê đá hiện giờ) … Kinh hoàng là ở chỗ ngày nào cũng vậy !!! … Ngán gần chết !!! …

Đến đầu thập niên 1970 thì hãng sữa này thiết lập nhà máy chính thức sản xuất tại Việt Nam (Thủ Đức) … Nhưng lại không dùng nhãn hiệu “Foremost” … thay vào đó là hình một viên hột xoàn kích thước khoảng 5cm bề cao x 3cm bề ngang … Người tiêu thụ tại VN khi đó đã kêu tên sữa này là “sữa Kim Cương” … Nếu lúc đầu chỉ bán trong Quân Tiếp Vụ … thì về sau nó là một trong những mặt hàng nhu yếu phẩm bán cho công chức …. Đặc biệt, siêu thị Nguyễn Du gần như là “tổng kho” của nhãn sữa này ….

Viet Hung Mai

Hình ảnh người xưa tưởng tượng về năm 2000

Những con người ở thế kỷ 19 đã để trí tưởng tượng cũng như mong ước của mình bay xa cùng với những tấm hình vẽ về những tiến bộ...

Nhớ về Xóm Chùa – Tân Định

Tôi được sinh ra tại nhà bảo sanh Chung Nam Quế trên đường Trần Quang Khải và lớn lên trong khu xóm nhỏ cuối đường Nguyễn Hữu Cảnh nay là...

Những điều cần biết về học thuyết âm dương ngũ hành

Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm...

Tản mạn về bánh Màn Thầu

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, cổ nhân đã bắt đầu chưng hấp bột mỳ sau khi lên men mà ăn. Tới thời nhà Hán, thức ăn chế biến...

Tại sao có tên gọi là “Áo bà ba”?

“Áo bà ba” là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi “áo bà ba” bắt nguồn từ đâu có nhiều...

Hà Nội thập niên 1950 qua những bức ảnh khó quên

Chợ Đồng Xuân những ngày giáp Tết, khu phố của người Hoa, dịch vụ xem phim thùng lưu động… là loạt ảnh khiến nhiều người xúc động về Hà Nội...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 1/5 – Xây dựng tổng hành dinh

Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm được Sài Gòn - Chợ Lớn thì có 4 ngôi chùa được trưng dụng làm đồn quân sự và trang...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 5/25 – Tài ba của Việt ngữ

Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ CHÚNG TA tài tình thật sự. Nam Dương và Nhựt Bổn đã...

Chịu đói giúp người

Dương Tự Trừng là người huyện Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, làm chức giám ngục trong nha huyện. Lúc nào tâm ý của tiên sinh cũng hết sức nhân từ,...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 4/5 – Chùa Ao và chùa Kiểng Phước

Bản đồ Sài Gòn và khu vực đồn Chí Hòa trong cuộc tấn công ngày 24 và 25.2.1861 cho thấy, trong bốn ngôi chùa thì Kiểng Phước nằm xa đường...

Giải mã bài hát ‘huyền bí’ Bắc kim thang cà lang bí rợ

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Exit mobile version