Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một cuộc tình đau đớn ở miền Nam trước 1975

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi thông Hai mộ…

Đồi thông Hai mộ là tên gọi của một địa danh đặc biệt nằm bên bờ hồ Than Thở của TP Đà Lạt.

Đây là một khu đồi thông thoai thoải với một ngôi mộ đôi nằm ở dưới chân đồi. Ngôi mộ này gắn với câu chuyện tình éo le cách đây gần 60 năm giữa chàng trai tên Vũ Minh Tâm và cô gái tên Lê Thị Thảo.

Tâm quê gốc ở Gò Công, Tiền Giang, là con trai của một gia đình đại điền chủ giàu có. Anh lên Đà Lạt để theo học Trường Võ bị Đà Lạt. Trong khi đó, Thảo chỉ là con gái của một gia đình công chức nghèo ở thành phố trên cao nguyên Lang Biang.

Họ gặp nhau, yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Sương Mai và thề non hẹn biển. Sau khi tốt nghiệp, Tâm về Tiền Giang xin cha mẹ cưới Thảo. Nhưng gia đình đã phản đối kịch liệt vì nhà gái không “môn đăng hộ đối” và bắt anh cưới người con gái xa lạ. Tâm đã xin đi lính để quên đi nỗi tuyệt vọng…

Thế rồi Thảo nhận được tin Tâm đã tử trận. Đau đớn khôn cùng, cô tìm đến khu đồi thông bên hồ nơi hai người từng hò hẹn và tự vẫn vào ngày 15/3 Âm lịch năm 1956. Thuận theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông.

Nhưng sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Trở về Đà Lạt thăm Thảo và hay tin cô đã tự vẫn vì mình, Tâm tìm đến mộ Thảo vật vã khóc than, rồi sau đó cũng tự tử theo để giữ trọn lời thề.

Trước khi chết, Tâm để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo để hai người mãi mãi được gần nhau. Và chàng trai đã được toại nguyện.

Cũng từ đó, hồ Sương Mai bên đồi thông đổi tên thành hồ Than Thở…

Sau năm 1975, cha mẹ Tâm đã cho bốc mộ anh đưa về quê, do hai người đã tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con. Dù hài cốt Tâm đã được dời đi, nhưng cảm thương mối tình chung thủy, gia đình Thảo vẫn để ngôi mộ đôi.

Cảm động trước chuyện tình của hai người, nhạc sĩ Hồng Vân đã sáng tác bài hát Đồi thông Hai mộ với giai điệu buồn da diết.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của một cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi thông Hai mộ…

Vì sao bố là người dắt tay con gái lên lễ đường

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bố vợ lại là người dắt tay cô dâu ra lễ đường trước khi trao cô ấy vào tay chú rể không?...

Mối lái là gì?

Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ...

Tài tử điện ảnh xinh đẹp của Sài Gòn xưa

Bên dưới đây là tấm hình quen thuộc mà người ta thường thấy trong bộ sưu tập những hình ảnh đẹp của Sài Gòn ngày xưa. Đó là một nữ...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Chuyện 1 cô lưu lạc

Chuyện một cô lưu lạc (nhan nầy do bà V.A. chọn như vậy). Nếu tôi cứ ăn ở theo sách, cứ lấy chồng trong làng, cứ an phận tuỳ duyên,...

Chú Hỏa một trong đại tứ gia lừng lẫy Sài Gòn

Chú Hỏa gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tên khai sinh là Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa). Tổ tiên ông vào miền Nam Việt Nam sau khi người...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là...

Góc nhìn về Hà Nội năm 1996

Những hình ảnh đời thường đặc sắc về Hà Nội năm 1996 của nhiếp ảnh gia Yvan Cohen sẽ khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi… Đến năm 1996, các...

Những câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Death by China – Đọc và chêt lặng

“Chết vì tay Trung Quốc. Đây là một nguy cơ hết sức thật mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt, khi mà quốc gia đông dân...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Cây trồng hai bên lê đường

Đường hòe, dặm liễu: theo anh Lê Ngọc Trụ, dặm là một chặng đường xa chừng 576 mét trái lại dặm của Pháp dài đến 4 cây số ngàn; một...

Lý giải tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” của Sài Gòn xưa

Trước tiên thử xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters (Nước Pháp ở Đông Dương: các cuộc đụng đầu thuộc địa), xuất bản...

Exit mobile version