Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt…

Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950.

Quyển sách ảnh 150 hình bóng sài Gòn (NXB Trẻ, 2015) là thành quả của 10 năm sưu khảo, biên soạn những bức ảnh Sài Gòn xưa của NSNA Tam Thái, để kể lại câu chuyện vùng đất phồn hoa đô hội từ khi người Pháp đặt chân đến đô hộ, rồi đi qua thời mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông, cho đến tận ngày hôm nay.

Tam Thái kể lại rằng có cụ già từ Đà Lạt xuống Sài Gòn xem triển lãm ảnh, biết tin quyển sách bèn tìm mua. Khi lật từng trang sách, cụ già xúc động, rưng rưng nước mắt. Hay có những người mua luôn 5 – 7 cuốn, không những cho mình mà cho luôn bạn bè, người thân như một món quà san sẻ kỷ niệm vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa.

Cùng tìm về ký ức, nghệ sĩ nhiếp ảnh Tam Thái tiếp tục chia sẻ thêm một số bức ảnh Sài Gòn – Gia Định mà anh đã sưu tập và giới thiệu trong sách.​

Đường xe lửa Sài Gòn – Gò Vấp năm 1910. Người Pháp từng xây tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Chợ Lớn, Sài Gòn – Gò Vấp – Lái Thiêu – Thủ Dầu Một. Đến thời Ngô Đình Diệm, vì vắng khách nên các tuyến đường sắt ngưng hoạt động. Ga trung tâm của các tuyến đường sắt này nằm ở khu vực chợ Bến Thành ngày nay.

Con đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn vào thế kỷ 19, thuở ấy còn rất hoang sơ, nay là đường Nguyễn Trãi.

Một chợ heo khu vực Phú Lâm cuối thế kỷ 19.

Vòng xoay Lăng Cha Cả thập niên 1950. Lăng thờ giám mục người Pháp Bá Đa Lộc, người có công giúp Nguyễn Ánh đánh triều Tây Sơn, nằm trên con đường Sài Gòn đi Cao Miên (đường Cộng Hòa ngày nay). Trước năm 1975, đây là một di tích văn hóa. Nhưng sau năm 1975, lăng bị giải tỏa, hài cốt giám mục Bá Đa Lộc được đưa về Pháp an táng.
​Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Quang cảnh sân bay Tân Sơn Nhất đón chuyến bay cấp cứu vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam, năm 1938. Trong một lần săn bắn ở Tây Nguyên, ông bị té gãy chân và được máy bay đưa về Sài Gòn cấp cứu.​

Triển lãm mô hình phát triển Thủ Thiêm. Thời Ngô Đình Diệm, nhận thấy nếu phát triển khu trung tâm sẽ phá vỡ kiến trúc cũ thuộc địa, làm đảo lộn đời sống người dân nên chính quyền thời đó định bắc cầu, phát triển khu hành chính mới qua Thủ Thiêm. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên dự án này không thực hiện được.

Thuyền chiến của triều Nguyễn trên sông Sài Gòn thế kỷ 18, tranh vẽ của người Pháp. Thời kỳ này, giao thông đường bộ Bắc Nam còn hiểm trở, cho nên giao thông đường thủy là chính. Tư liệu cho thấy cả triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh đều có lực lượng thủy binh hùng mạnh, tiếp thu kỹ thuật đóng thuyền phương Tây. Những trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh trên đầm Thị Nại (Quy Nhơn) đáng được xem là những trận thủy chiến ác liệt nhất của lịch sử. Hằng năm, cứ khi trời trở gió nồm thì thủy binh Nguyễn Ánh từ Gia Định lại dong buồm ra miền Trung đánh quân Tây Sơn, đến khi gió bấc thì lại rút quân về. Dân gian có câu: “Lạy trời cho cả gió nồm/Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra”.

Bến Bạch Đằng năm 1956.

Logo Sài Gòn năm 1870. Khi chiếm Sài Gòn, người Pháp đã sáng tác ra logo này. Hình ảnh hai con cọp trong logo thể hiện đây là vùng đất hoang sơ. Nhưng dòng chữ Latinh Paulatim Crescam có nghĩa là : “Cứ từ từ, tôi sẽ phát triển”. Hình ảnh con tàu hơi nước ở giữa logo cho biết đây là vùng đất nhiều kênh rạch. Phía trên có vương miện 5 cánh như thông báo Sài Gòn sẽ giao thương với năm châu bốn biển. Logo Sài Gòn 1870 thể hiện cách nhìn hoang sơ và triển vọng Sài Gòn của người Pháp.

Hiện nay, TP.HCM dù đã tổ chức các cuộc thi những vẫn chưa tìm được một logo chính thức cho thành phố hôm nay.

“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng…” – khi xưa nhà vua Tự Đức nhớ thương người vợ mà viết nên câu thơ tha thiết. Vậy với những ai mơ bóng Sài Gòn, lần theo những bức ảnh này để có một hành trình kỷ niệm ngược thời gian chăng?

Kiệt tác điêu khắc đầy bí ẩn của nhà Lý

Cột đá chùa Dạm là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà của cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã...

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Khám phá hình ảnh xưa nhất về Sài Gòn

Xem kỹ bộ ảnh, có thể thấy Sài Gòn của những năm 1865 đây là những bức ảnh cổ nhất về Sài Gòn mà chúng ta được biết đến. Đây...

60 tấm ảnh màu thể hiện sự phồn hoa của Sài Gòn thập niên 1960-1970

Sài Gòn có một thời là chốn phồn hoa đô hội, sôi động bậc nhất của khu vực. Những hình ảnh về Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông của...

Phụ nữ Sài Gòn xưa đẹp và sành điệu như thế nào

Váy suông, bó sát, váy xòe… du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận. Nhiều người đến Sài...

Lấy chồng sớm làm gì…

Thế nào là sớm hay muộn là tùy quan niệm và môi trường xã hội của mỗi người. Có người 28 tuổi vẫn là sớm, có người 23 tuổi đã...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 2

Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai...

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã...

Sự khác biệt trong cách gọi con đầu lòng giữa hai miền Nam-Bắc

Ở miền Bắc, con đầu lòng được gọi là con cả (anh cả, chị cả, thằng cả, con cả) trong khi ở miền Nam và miền Trung, con đầu lòng...

Chú Thoòn Mỳ Gõ

Hồi xưa, thức khuya học thi, tôi thường bị phân tâm không tài nào tập trung được mỗi khi nghe tiếng gõ Sực tắc rao mì của Chú Thoòn và...

Từ nguyên của hênh trong hênh xui

Về nguồn gốc của hai tiếng hênh xui (chúng tôi viết hênh với -nh cuối), tại bài “Một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, tác giả Tầm...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Exit mobile version