Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình minh của dân tộc, sau đó cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời… Những tấm hình dưới đây là hình ảnh của Ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương, hay còn gọi là Ngã 6 Sài Gòn, nơi có tượng Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng, được dựng vào năm 1966. Tượng này đã tồn tại hơn 50 năm qua cùng với đời sống của người Sài thành.

Có điều, nếu không phải người để ý kỹ thì có thể sẽ không biết rằng bức tượng Phù Đổng Thiên Vương này có một chi tiết khác so với truyền thuyết Thánh Gióng: ngồi trên ngựa sắt vẫn là một chú bé. Trong truyện xưa, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt… đến thì chú bé vươn vai đứng dậy trở thành một tráng sĩ cao lớn để đi đánh giặc ngoại xâm.

Nhưng chính nhờ sự khác biệt này mà bức tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sài Gòn trở nên đặc biệt hơn. Đồng thời với việc nhấn mạnh truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước trước quân xâm lược, thì dù chỉ là một đứa trẻ cũng có thể vì quê hương mà đánh giặc.Người chụp bức hình bên dưới (khi chưa có tượng Thánh Gióng) ngồi ở trên lầu cao ốc nào đó trên đường Ngô Tùng Châu (sau 75 là Lê Thị Riêng), bên phải là Võ Tánh quận Nhì (sau 75 là Nguyễn Trãi Q1), đường thẳng trước mặt có xe bồn chạy lại.

Phía Lê Lai Night Club, Hotel, Restaurant và dãy nhà 1 lầu bên phải ngay ngã 6 lúc đó rất nhiều xe bán bánh cuốn, bánh ướt, chả lụa, sâm bổ lượng. Xích tới góc bến xe ban tối là kem ký, kem ly, v.v..

Ngoài ra sau lưng tượng Phù Đổng chỗ dưới bảng quảng cáo có tiệm hủ tíu Nam Vang cũng ngon có tiếng lúc đó. Còn bên phải là Mỹ Kim địa ốc, chủ nhân là một tay chơi có hạng thời bấy giờ.

Bến xe là đường Phan Văn Hùm ngắn ngủn chỉ tới Lê Lai là hết vì “đụng” tường rào Ga xe lửa Sài Gòn. Xe đò ở đây đủ loại chạy Phú Mỹ Hưng, Hậu Nghĩa, Củ Chi; có cả xe đò bự chạy Sài Gòn – Ban Mê Thuột.

Phía bên Gia Long Lý Tự Trọng là salon xe gắn máy Nhựt lúc cao trào “đổ bộ” vô Sài Gòn. Gần đó có tiệm “Hải Ký Mì Gia” gần ngã ba Gia Long – đường nhỏ Đặng Trần Côn bên trái đâm ra Nguyễn Du.Trên đường Gia Long bên số chẵn (nhìn từ ngã 6 là bên tay trái) từ đầu là những hãng len của Làng Cự ở ngoài Bắc di cư năm 54 (điểm đặc biệt tất cả hiệu lấy chử Cự đứng đầu), sau đó là Kim Phụng mì gia. Còn Hải Ký ở La Cai Chợ Lớn, chỉ thuần bán mì thôi.
Cách vài căn là phòng ghi âm Sóng Nhạc của các nhạc sĩ Lê Minh Bằng…

Người Việt gắng viết đúng tiếng Việt – Luật Hỏi Ngã

Luật Hỏi Ngã Trong tiếng Việt chúng ta sử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc với dấu ngã, trong đó có 793 âm tiết (chiếm 62%)...

Ảnh thiếu nữ áo dài Huế xưa trên xe đạp

Cùng ngắm những hình ảnh trẻ trung, duyên dáng của thiếu nữ áo dài Huế trên xe đạp do John Dominis, nhiếp ảnh gia của tạp chí Life thực hiện...

Tìm hiểu về tục nhuộm răng của người Việt xưa

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây...

Tục bái vật là gì?

Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn. Mỗi loại vật,...

Hà Nội Và Tiếng Leng Keng Tầu Điện Xưa – Thu Hằng

Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương....

Việt Nam năm 1930 qua 19 bức ảnh quý

Những hình ảnh đặc sắc về nhiều vùng miền của Việt Nam năm 1930 được giới thiệu trên trang web của Thư viện Chuyên ngành Thành phố Paris. Ảnh: Paris.fr....

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

Đời thường ở Đà Nẵng năm 1966-1967 qua ảnh

Chợ Hàn tấp nập người qua lại, đường Khải Định giờ cao điểm, xe khách trên tuyến Đà Nẵng – Non Nước… là loạt ảnh sinh động về Đà Nẵng...

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu bậc nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng...

Tranh thuỷ mặc Chợ Lớn

Thời gian qua, cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình Việt Nam ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, hàng loạt cuộc triển lãm...

Mô hình thu nhỏ về thế giới sau ngày tận thế

“The city” là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất, được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa...

Exit mobile version