Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Pétrus Ký, ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

Nhắc đến trường Trung học Pétrus Ký là nhắc đến niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học ở một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Sài Gòn thuở hơn trăm năm trước đã có vài ba ngôi trường do người Pháp xây dựng dành cho con em người Việt hoặc con cái người Pháp theo học. Những ngôi trường này đều nằm trong khu vực trung tâm Sài Gòn. Riêng trường Pétrus Ký lại được xây cất tại vùng Chợ Quán vào thời gian ấy khu vực này còn rất vắng vẻ, các cơ sở gồm hai và ba tầng được xây cất trên một diện tích trên 8 mẫu đất. Niên khoá đầu tiên 1928-1929 có 200 học sinh.

Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký năm 1930, ba năm sau khi thành lập – Ảnh: NADAL

Ngôi trường Pétrus Ký ban đầu là một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat tức là trường Lê Quý Ðôn ngày nay. Tuy nhiên trường thu nhận toàn bộ là học trò người Việt, dạy từ lớp 6 đến lớp 12. Nhiều học sinh các tỉnh, sau khi xong bậc tiểu học ở quê, có thể lên Sài Gòn dự thi vào trường. Về sau, từ thời Ðệ nhất Cộng Hoà, do số học sinh tăng nhanh, muốn vào trường công lập phải qua kỳ thi tuyển sinh gắt gao, nên học sinh nào đậu vào trường là niềm hãnh diện lớn cho bản thân và cả gia đình.

Về tên gọi của trường Petrus Ký, tháng 12-1929, sau khi khánh thành tượng đồng của nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký ở công viên trước dinh Norodom (nay là dinh Độc Lập), trường chính thức mang tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn gọi tắt là Pétrus Ký và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.

Ngày 6-12-1937, nhân lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của nhà văn hóa, nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký, trường đã đặt tượng bán thân bằng đồng của ông Pétrus Trương Vĩnh Ký tại giữa sân trường.

Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Sylve Raffegeard (Pháp) thực hiện từ năm 1889, khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký còn tại thế.

Thập niên 1950, một số cơ sở và đất đai của Trường Pétrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để dùng cho những cơ quan giáo dục khác như Trường Quốc gia Sư phạm, Trường trung tiểu học Trung Thu, Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục…

Ba dãy lầu lớn của Trường Pétrus Ký được dùng cho ĐH Khoa học và ĐH Sư phạm. Nhà tổng giám thị Pétrus Ký được dùng làm Trung tâm Thính thị Anh ngữ, một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số viên chức Bộ Giáo dục Sài Gòn.

Tuy bị cắt xén nhiều nhưng Trường Pétrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam.

Trường Pétrus Ký là một tổng hòa công kiến trúc đẹp, gói gọn trong khuôn viên xanh, rộng rãi lên tới 8ha. Với những hàng cây cổ thụ, tháp đồng hồ hay những dãy hành lang lát gạch ca rô ẩn nấp phía dưới những mái vòm cong độc đáo được xem là những điểm nhấn đặc biệt của ngôi trường.

Có thể nói đây là tiêu biểu cho phong cách kiến trúc phương Tây tổng hòa với nền giao thoa văn hóa bản địa Á Đông, tạo ra lối kiến trúc Đông Dương, đặc trưng cho một thời kỳ lịch sử Việt Nam.

Cụ thể, phía dưới là tường dày 1-1,2m, các vòm, các trụ, trang trí trên trụ, trên vòm… là theo kiến trúc Pháp. Hành lang được bao quanh bằng lan can có các “con tiện” theo kiểu Pháp. Thế nhưng kiến trúc phía trên là mái ngói lợp dốc theo kiểu Á Đông để thoát nước mưa tốt.

Sắt, gạch, ximăng… để xây dựng ngôi trường được đưa từ Pháp qua.

Mặt bằng Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký gồm ba dãy nhà dài. Khu A của trường gồm: cổng ngoài (giáp đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay), cổng chính vào sân trường, trên có tháp chuông đồng hồ, ba dãy phòng học hình chữ U một trệt, một lầu với hành lang rộng, cửa vòm, cột vuông, tường gạch, mái ngói đỏ, đầu hồi trang trí hoa văn… nay vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn.

Bốn dãy này bao quanh thành kiểu hình vuông, bao sân lớn ở chính giữa có nhiều cây xanh tạo bóng mát cho sân trường.

Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu học tập, trường đã xây dựng thêm khu B, khu C và khu luyện tập thể thao. Các công trình mới xây dựng vẫn đảm bảo sự hài hòa với các công trình đã có.

Ngôi trường lớn của nhiều thế hệ thầy trò Sài Gòn

Muốn vào học Trường Pétrus Ký, học sinh ưu tú, xuất sắc của Sài Gòn và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy nên học sinh Pétrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi.

Trở thành học sinh của Pétrus Ký đã là ước mơ của biết bao thế hệ học sinh ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.

Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ hiếm trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng Trường Pétrus Ký. Sau khi vào cổng, học sinh đứng xếp hàng dưới những tàng cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.

Phần đông giáo viên Pétrus Ký là thầy cô được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo viên Pétrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục Sài Gòn sau khi dạy ở trường.

Sài Gòn thập niên 1880 trong loạt ảnh của Pierre Dieulefils

Cùng xem những hình ảnh tư liệu có độ phân giải cao về Sài Gòn giai đoạn 1880-1890 do nhiếp ảnh gia Pháp Pierre Dieulefils (1862-1837) thực hiện. Dinh toàn...

Nguồn gốc của câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”

Khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi khi phê phán Nho giáo và chế độ phong kiến, thầy cô thường đem câu nói: “Quân sử thần tử, thần...

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

Khán giả yêu nhạc vàng có lẽ không ai là không biết bài hát “Mưa Rừng” nổi tiếng với giai điệu và lời hát nỉ non tâm sự: Mưa rừng...

Hải chiến Hoàng Sa 1974 dưới góc nhìn nhà báo phương Tây

Nhà báo Bill Hayton nói trận hải chiến Hoàng Sa là câu chuyện thảm họa về các cá nhân muốn bảo vệ đất nước nhưng thất bại bởi khả năng...

Mì tây, miến Tàu và bún ta

Lần ghé thăm Đà Nẵng, được anh bạn rủ đi ăn mì Quảng. Ăn đang ngon, tôi lỡ dại buột miệng: – Mì ăn với… bánh phở à? Tưởng là...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 15

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Góc nhìn về Hà Nội năm 1996

Những hình ảnh đời thường đặc sắc về Hà Nội năm 1996 của nhiếp ảnh gia Yvan Cohen sẽ khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi… Đến năm 1996, các...

Vài nét về Nho giáo và Phật giáo Việt Nam (Kỳ 2)

II. Phật giáo nhập thế Phật giáo Việt Nam từ thời Lý Trần trở về sau chủ yếu là Thiền tông hoặc là kết hợp Thiền tông, Tịnh độ tông...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư

Câu chuyện về sách giáo khoa cho trẻ vẫn còn dài dài, vì đó là một vấn nạn lâu năm chưa được giải quyết rốt ráo. Chợt nhớ đến bài...

Nghĩa của từ Lạc xoong?

Lạc xoong được hiểu là đồ đã cũ, đã xài qua và được bán theo giá có trừ tỉ lệ hao mòn do đã qua sử dụng. Đồ lạc xoong không hẳn...

Chuyện “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trong tâm thức người Việt

Nhiều nhà nghiên cứu văn học hiện nay cho rằng Hồn Trương Ba, da hàng thịt là câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thể loại cổ tích, nếu đặt...

Exit mobile version