Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau cách chăm chút vẻ ngoài (Phần 1)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội đến chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài, chăm sóc sức khỏe.

Khác bit v hàm răng

Theo như các cụ quan niệm thì ‘cái răng cái tóc là góc con người’, dù la thời nay hay thời xưa thì phụ nữ luôn quan tâm, chăm chút cho cái cái răng, cái tóc rất kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là tiêu chuẩn về cái đẹp. Thời xưa, một hàng răng đẹo là răng… đen bóng, vì vậy nhuộm răng đen là bí quyết làm đẹp của phụ nữ xưa.

Răng đen bóng như ht na là chun mc ca nét đẹp xưa. Ngun: Sưu tm.

Việc nhuộm răng đen là một quá trình cầu kỳ, phức tạp. Đơn cử, một ngày trước khi nhuộm răng, người ta phải ngậm chanh, rượu trắng để lớp men răng bị bào mòn. Giai đoạn này cực kỳ đau đớn bởi  bởi răng, môi, lưỡi, lợi lúc nào cũng sưng tấy.

Sau đó, người xưa lại dùng vỏ cau khô châm than bột trộn muối bột để đánh bung hết men răng trong 3 ngày. Tiếp tục phết thuốc nhuộm bằng nhựa cánh kiến lên răng trong nhiều ngày với quy trình tỉ mỉ và cặn kẽ cho tới khi răng có màu đỏ cánh kiến.

Trong thời gian nhuộm răng, nếu đói thì chỉ được phép nuốt chửng thức ăn chứ không nhai.

Ở giai đoạn cuối cùng, người ta phết lên răng hỗn hợp phèn đen với nhựa cánh kiến. Sau đó cho ra kết quả là một hàm răng đen bóng như hạt na, hàm răng này có “hạn sử dụng” từ 20 – 30 năm.

Khác với phụ nữ ngày xưa, phụ nữ ngày này luôn dùng nhiều cách để bảo vệ hàm răng của mình thật trắng bóng, sạch sẽ.

Ph n thi nay chung hàm răng đều, trng bóng.

Để có một nụ cười đẹp, phụ nữ ngày này thường xuyên vệ sinh răng miệng, lấy cao răng, niềng để hàm răng đều, không xô lệch. Nhiều người chấp nhận làm răng giả bằng sứ để răng luôn trắng bóng, đều như hạt bắp.

Khác bit v mái tóc

Theo quan niệm của phụ nữ thời xưa, mái tóc đẹp là mái tóc đen, dài, mượt, thơm. Để có mái tóc đẹp như mơ, họ đã sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có như bồ kết, củ sả, bồ hòn, chanh, vỏ bưởi, lá hương nhu, tang bạch bì… để pha thành dầu gội.

Ph n thi xưa quan nim mái tóc đẹp là mái tóc đen, dài, mượt, thơm

 

Ph n hin đại có nhiu chn la hơn để làm đẹp mái tóc.Ngun: Sưu tm internet.

Ngoài việc dưỡng tóc, phụ nữ thời xưa còn làm điệu bằng mấy chiếc kẹp, chăm sóc tóc bằng chiếc lược bí làm bằng gỗ…

Khác với quan niệm tóc đẹp ngày xưa, phụ nữ hiện đại sẽ dùng đủ mọi sản phẩm hóa chất để tạo kiểu, khi duỗi, khi uốn, xoăn lọn to, lọn nhỏ… và nhuộm các màu mình thích, miễn là họ cảm thấy đẹp và tự tin.

Khác bit v trang điểm

Phụ nữ ngày xưa thường dùng các loại phấn son từ hương liệu tự nhiên. Đơn cử như kem dưỡng môi làm từ sáp on, phấn nụ Huế làm từ thạch cao và các vị thuốc Bắc, dùng than đốt từ gỗ cây điên điển để kẻ lông mày…

Ph n xưa ưa chung cách trang điểm nhẹ nhàng, đơn giản. Ngun: Sưu tm internet.

Họ cũng ưa chuộng cách trang điểm nhẹ nhàng, đơn giản, chỉ cần  tô chút son hồng, đánh phấn trắng tạo điểm nhấn.

Ngày nay, chị em phụ nữ có đa dạng các loai mỹ phẩm để trang điểm như phấn nền, phấn lót, phấn má, phấn mắt, chì kẻ mắt, marcara, son môi…

Phong cách trang điểm ca ph n cũng đa dạng và cầu kỳ hơn. Ngun: Sưu tm internet.

Phong cách trang điểm cũng đa dạng và cầu kỳ hơn. Tuỳ theo gương mặt, lứa tuổi mà chọn lựa phong cách tràn điểm cho phù hợp.

Khác bit v trang phục

Phụ nữ thời hiện đại chuộng mặc những bộ đồ thời trang, đa dạng các kiểu dáng. Trang phục cũng được may bằng nhiều chất liệu, màu sắc…

Ph n thi hin đại chuộng mặc những bộ đồ thời trang. Ngun: Sưu tm internet.

Quần áo của người phụ nữ hiện đại sẽ được thiết kế cho những mục đích khác nhau như đi làm, đi dạo, đi dự tiệc, quần áo ngủ…

Ph n xưa chung tà áo dài. 

Khác với thời nay, trang phục phụ nữ xưa thường kín đáo. Phụ nữ Việt Nam xưa chuộng áo dài. Xưa hơn nữa thì chuộc áo yếm. Màu vải được chị em xưa lựa chọn thường nhã nhặn và tôn lên nét dịu dàng, tao nhã, thanh lịch.

Hoplite – Đội quân hùng mạnh nhất lịch sử Hy Lạp

Hoplite là một trong những đội quân huyền thoại trong lịch sử cổ đại với những chiến thắng lẫy lừng. Với đội quân bộ binh Phalanx hùng mạnh, chiến thuật...

Phụ nữ tân văn 1929: Đàn bà cũng nên làm quốc sự

Đã lâu, bên nam giới hay khuyên chị em ta ra làm quốc sự. Cái luận điệu của họ như vầy: “Trai gái đều là con em của nhà nước,...

Những hình ảnh thân thuộc về Bến Tre xưa

Là một trong những vùng đất được khai phá sớm trong công cuộc khẩn hoang, mở mang bờ cõi của dân tộc Việt, Bến Tre đã đi qua biết bao...

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Xe không chạy trên sông sao gọi xe đò?

Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp cách nay hai mươi năm. Trong...

Tam tộc trong “tru di tam/cửu tộc” là những tộc nào?

Hình phạt “tru di tam tộc” và “tru di cửu tộc” nghĩa là gì? Hình phạt này được thi hành dưới các triều đại phong kiến tại Việt Nam cũng...

Phương tiện chuyển thư thời xưa

Nhớ ngày còn đi học, trong giờ sử cô giáo đặt câu hỏi phương tiện vận chuyển thư từ thời xưa ra sao. Đám học trò giơ tay xin trả...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Ngôi chùa 100 năm tuổi của người Hoa ở trung tâm Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin...

Cái đòn gánh

Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và...

Sài Gòn năm 1970 qua ảnh quý của cựu binh Mỹ

Những hình ảnh quý giá về Sài Gòn năm 1970 – 1971 do cựu nhân viên quân sự Mỹ John Hettish thực hiện. Đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ),...

Exit mobile version