Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75

Đọc lại giai thoại và truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75 cho ai thích tò mò .

“Con ma vú dài” trong khám Chí Hòa được đăng trên báo Trắng Ðen.

Ngày trước cách đây gần 60 năm, chắc hẳn quý vị điều biết thường nghe nói có con “MA DÚ DÀI” tại Sàigon. Vì sao lại có cái tên là Ma Dú Dài, kính mời mọi người đọc dưới đây sẽ rõ.

Chuyện Con ma vú dài xuất phát từ trại giam khám Chí Hòa, Sài Gòn dạo đó. Câu chuyện xảy ra vào khoảng đầu thập niên 1960 thời đó. Nhiều người dân sống tại Sài Gòn xôn xao về chuyện “Con ma vú dài” trong khám Chí Hòa được đăng trên báo Trắng Ðen.

Chuyện kể là hàng đêm trong khám Chí Hòa. Sau 12 giờ, người ta thường nghe tiếng khóc lóc thảm thiết. Rồi từ phía cuối hành lang tầng trệt. Hiện ra một con ma mặc áo dài trắng, tóc tai rũ rượi đi là đà trên mặt đất.

Con ma vừa đi vừa khóc thút thít.

Nó đi về phía khu nhốt các tù nhân phái nam.

Ðến các phòng giam. Nó đứng trước cửa, phạch áo thò cái vú dài cỡ chừng hai, ba thước nhắm ngay miệng tù nhân đang thiu thiu ngủ bắt… bú. Vì bị “cưỡng bách”, hơn nữa lại bất chợt nên khó có người nào thoát khỏi cái núm vú của con ma.

Khi họ giựt mình dậy, thì chỉ ú ớ chớ chẳng vùng vẫy gì được. Cắn cho đứt cũng không xong, mà nhả ra cũng không được. Sau đó, chừng 3 phút thì con ma thu hồi cái cái vú bất hủ kia lại. Nó đi qua phòng kế bên để tiếp tục bắt người khác bú. Hàng đêm như vậy. Con ma cái cho chừng 10 đến 15 tù nhân thưởng thức cái mùi vú dài “ngọt ngào ” của nó.

Cũng theo lời các nạn nhân kể lại, thì sau khi bị ma cho bú.

Họ bần thần một, hai ngày mới hoàn hồn, tỉnh táo trở lại. Đặc biệt, là không nghe nạn nhân nào kể lại mùi vị của cái vú dài như thế nào, ra làm sao. Theo chuyện kể thì “con ma vú dài” là hiện thân của một nữ phạm nhân tuổi tròm trèm 30 mươi. Bị bắt nhốt vì tội chống phá chánh phủ Quốc Gia. Ở trong tù nữ phạm nhân này bị tra tấn dã man nên phẫn uất thắt cổ tự vận chết.

Vì chết oan nên đã biến thành ma để chọc phá mọi người.

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt

Trong phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và vài vị thần như Táo công, Thổ công, thần Tài…; ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành...

Chúa Nguyễn Hoàng và bước đầu tiến vào vùng Nam Trung Bộ

1. Tóm lược cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông vào khoảng thời gian 1470 – 1471 qua một số nguồn sử liệu. Theo Đại Việt sử ký toàn thư  (bản khắc Chính...

Sài Gòn xưa và mốt thời trang vượt thời gian

Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều...

Dược tửu thời Nguyễn

Thời Nguyễn (1802 – 1945), việc nấu rượu và sử dụng rượu được nhà nước quản lý khá chặt chẽ, nhất là các loại rượu dùng để cung đốn cho...

Sử việt ghi chép gì về việc chống dịch bệnh?

Năm Giáp Tuất (1814) khi dịch bệnh vua “lệnh cho lập đàn tế cầu đảo”; năm Bính Tuất (1826) có dịch bệnh vua đã “lập đàn tế tại Kinh, các...

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Tam Đa “Phúc-Lộc-Thọ” là ai?

Tam Đa là biểu tượng tốt đẹp mà con người luôn muốn có với hy vọng mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc. Nhưng câu chuyện và ý...

Chuyện lựu đạn nổ trên sân khấu Kim Thoa năm 1955

Ngày 19 tháng 12 năm 1955, đoàn hát Kim Thoa khai trương bảng hiệu mới với tuồng hát Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo...

Cầu Kho buổi giao thời và lớp cư dân mới

Sáng 17-2-1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ thành Gia Định. Cùng với Bến Nghé “của tiền tan bọt nước”, Cầu Kho đã thay đổi cả tên đất...

Miếu Và Miễu Ở Miền Quê

Ở miền quê, một trong nhiều nét tiêu biểu về việc cúng tế ở đình, chùa, thánh thất còn là việc cúng miếu và miễu hằng năm. Theo Việt Nam...

Tại sao gọi bến xe miền Tây là Xa cảng miền Tây

Xa cảng là phiên âm Hán Việt của từ 車港 (đọc là chē gǎng), có nghĩa là bến xe. Trong đó xa (車) nghĩa là cái xe; còn cảng (港) nghĩa là bến cảng. Xa cảng miền Tây có từ thời...

Chuyện LaDe – Bia Sài Gòn

Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại hãng BGI, Sàigòn, tức là hãng Brasseries, Glacières d’Indochine,...

Exit mobile version