Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

3 kiểu “tướng phu thê” theo nhân tướng học

Hầu hết mọi người khi kết hôn đều xem tuổi, xem bói… để xem vợ chồng có hòa hợp với nhau không, cuộc sống hôn nhân có hạnh phúc và bền lâu không. Nhưng kỳ thực, theo tướng mệnh mà xét thì từ tướng mạo bên ngoài cũng có thể nhìn ra hai người có thể là cặp vợ chồng hạnh phúc, bền chặt hay không.

(Hình minh họa: Qua pinterest)

Từ tướng mạo bên ngoài, người ta có thể biết một cặp vợ chồng có hòa thuận hay không dựa vào tướng phu thê. Phía dưới đây là 3 loại tướng mạo của một cặp vợ chồng có “tướng phu thê”:

1. Tướng mạo vợ chồng: Giống nhau hoặc tương đối giống nhau

Hai vợ chồng mà có khuôn mặt giống nhau hoặc là tựa tựa giống nhau là thuộc “tướng vợ chồng”. Tướng mạo của hai người này thường không khác biệt nhiều lắm, ví dụ như biểu hiện ra là hai người đều là có khuôn mặt tròn trịa, hai người đều có mũi cao, lông mày đều rậm… Mặc dù là không đến mức giống nhau như đúc, nhưng đây cũng đã là thuộc vào loại “tướng phu thê.”

Vợ chồng có tướng mạo kiểu này thường có chí hướng hợp nhau, yêu thích những điều tương tự nhau, tính cách na ná giống nhau nên nói chuyện cũng rất hợp nhau, cuộc sống hôn nhân hòa hợp, ít sóng gió.

Hơn nữa, hai người này ở chung cùng nhau càng lâu thì sẽ càng quý trọng đối phương, bộ dạng cũng sẽ từ từ cải biến, thậm chí lúc về già họ còn giống nhau hơn nhiều khi bắt đầu là vợ chồng.

2. Tướng mạo vợ chồng: Âm dương phối hợp

(Ảnh minh họa/Internet)

Nếu như hai vợ chồng mà một người cao lớn, một người lại thấp bé, nhìn thì thấy họ không cân xứng, nhưng kỳ thực xét về tướng mệnh thì đây lại là “tướng vợ chồng” rất tốt. Tướng mạo loại này thuộc về loại “âm dương phối hợp.”

Tướng mạo loại “âm dương phối hợp” này có nghĩa là hai người (vợ, chồng) đều đi đến tột cùng của một kiểu hình thức. Ví dụ, hai vợ chồng một người gầy – một người béo, một người cao – một người thấp, một người có sống mũi cao – một người có sống mũi thấp, một người mặt to – một người mặt nhỏ, một người mắt to – một người mắt nhỏ. Đây là kiểu một người thuộc về âm, một người thuộc về dương nên vừa vặn xứng đôi hòa hợp. Tình cảm của vợ chồng có tướng mạo như thế này thường bền chặt lâu dài.

Ngoài tướng mạo ra có thể xét đến tính tình, nếu như một người nóng nảy, một người lại nhu hòa. Kiểu này cũng giúp hôn nhân bền lâu, dễ dàng sống đến “đầu bạc răng long”.

3. Tướng mạo vợ chồng: Tỷ lệ Tam đình giống nhau

(Hình minh họa: Qua hellorf.com)

Nhìn từ góc độ nhân tướng học, mọi người đều biết rằng khuôn mặt của một người được chia làm ba phần gọi là Tam đình (Thượng đình, trung đình và hạ đình). Thượng đình tính từ chân tóc đến khoảng giữa hai đầu lông mày, trung đình tính từ khoảng giữa hai đầu lông mày đến dưới hai cánh mũi, hạ đình là phần còn lại của khuôn mặt tức là phần từ phía dưới hai cánh mũi đến cằm.

Nếu như hai người mà có tỷ lệ tam đình phân bố giống nhau thì có nghĩa là họ sẽ có vận thế tương đối giống nhau. Đây cũng biểu hiện là họ có tướng vợ chồng.

Hai người có nền tảng và kinh nghiệm giống nhau thì tính cách và cách đối nhân xử thế cũng sẽ tương đối giống nhau. Do đó, hai người có tướng mạo dạng này sống với nhau thường có chỉ số hạnh phúc là tương đối cao.

An Hòa (dịch theo sự cho phép của tác giả)

Chữ “Ký” trong tiệm ăn

Ở Sài Gòn-Chợ Lớn ta thường bắt gặp nhiều bảng hiệu như Lương Ký Mì Gia, Bồi Ký Mì Gia, Thiệu Ký Mì Gia, Hải Ký Mì Gia, Huê Ký...

Những hình ảnh màu quý giá người Việt 100 năm trước

Trong những năm 1914-1917, nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy đã thực hiện nhiều bức chân dung màu đặc sắc về người Việt. Ngày nay, các bức ảnh của...

Hò bài thai – thú chơi thanh nhã của người Huế xưa

Hò bài thai thường được chơi trong các phiên chợ Tết ngày trước ở Huế. Đây là cuộc chơi dựa theo những lá bài của bộ bài tới. Bộ bài này...

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên SÀI GÒN

Trong “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị” của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường,...

50 bức ảnh về miền Trung 1967 – 1968

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Steve Brown là một cựu sĩ quan thông tin liên lạc. Ông đã phục vụ tại các căn cứ của quân đội Mỹ...

Một số dạng công trình kiến trúc phổ biến ở các nước Á Đông

Các loại hình kiến trúc phổ biến ở phương Đông nhìn chung có thể được chia làm hai nhóm dựa trên lịch sử tiến hoá. Nhóm 1 là kiến trúc đặc...

Đại thần Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) một nhân cách lớn thời Nguyễn

Sách các tác gia Việt Nam thế kỷ XIX, ở Huế có hai ông hoàng con vua Minh Mạng là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-11870) và Tuy Lý Vương...

Hữu xạ tự nhiên hương là gì?

Hữu xạ tự nhiên hương là gì? Ẩn ý khi sử dụng thành ngữ này như thế nào. Có thể nói, thành ngữ là chiếc hộp chứa đựng những tri...

Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt: Nhìn lại một nỗi đau

Sau 1975 tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt bị phá. Các đầu máy bán lại cho Thụy Sĩ rẻ như phế liệu và đau đớn thay....

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Chợ Đông Ba – nơi lưu giữ tinh hoa của xứ Huế

Chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế. Tại khu chợ lâu đời này, du khách có thể...

Kỳ thú ‘thế giới động vật’ trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Một điều lý...

Exit mobile version