Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách xem tướng mặt để biết vận mệnh mỗi người

Chỉ cần liếc nhìn, bạn cũng có thể nói vanh vách số phận của người đó ra sao, khả năng và sự thành bại của cả đời người.

Mặt là bộ phận được quan sát nghiên cứu nhiều nhất trong nhân tướng học phương Đông. Chỉ cần nhìn qua người đối diện, bạn có thể biết rõ sức khỏe, cá tính, vận mệnh cả đời của người đó.

Cách xem tướng mặt chuẩn xác đến 99%, chỉ cần nhìn qua là biết vận mệnh mỗi người-1

Khuôn mặt chữ Điền (田)

Đây là khuôn mặt có trán rộng, cằm hơi nhô, độ dài, rộng của cằm tương đương phần trán, mặt hình bầu dục nhưng góc cạnh ở phần cuối hai má, trán cũng tròn, bề ngang lớn hơn mặt trái xoan. Mặt trông rắn rỏi nhưng không thô, thuộc dạng dễ coi.

Đây được coi là quý tướng, khuôn mặt này tiêu biểu cho sự quyết đoán, do đó, chủ nhân vận thế tương đối tốt. Người sở hữu khuôn mặt chữ điền cả đời luôn được mạnh khỏe, sung túc.

Khuôn mặt chữ Viên (圓)

Mặt chữ Viên có hình dạng mặt tròn, các bộ vị trên mặt có dạng tròn tượng trưng sự tròn trịa nên cuộc sống luôn được hài hòa, thuận thảo. Đây là những người đôn hậu, thật thà, trọng tín nghĩa. Nhưng họ cũng dễ dàng mất đi chủ kiến, tính khí hơi thất thường.

Khuôn mặt chữ Mục (目)

Đây là khuôn mặt dài, nẩy nở ở gò má, hẹp ở trán, đỉnh đầu và cằm. Đây là tướng hạ cách. Từ năm 20 tuổi trở đi gặp nhiều trở ngại, nghèo khó, khắc vợ con. Đàn bà có tướng mặt như trên chủ về hình phu khắc tử, nhưng lại rất thọ. Sự khắc chồng con và cô độc đó nặng nhẹ tùy theo thần khí và Ngũ quan tốt xấu.

Khuôn mặt chữ Đồng (同)

Đây là khuôn mặt được coi là thượng cách với gương mặt cân xứng, đầy đặn. Đàn ông mà có khuôn mặt chữ Đồng cả đời đều thuận lợi và thành công về nhiều mặt, đàn bà suốt đời được hưởng hạnh phúc, không biết đau khổ là gì.

Khuôn Mặt chữ Do (由)

Khuôn mặt chữ Do có phần ở trên nhỏ, phần dưới lớn. Mặt phần dưới hàm bạnh, phần đầu trán lại hẹp. 20 năm đầu của cuộc đời, người này thường chịu cảnh cô đơn, khổ sở, di sản tổ tiên để lại không có gì hoặc có cũng không dáng kể, tự lực cánh sinh, trên 30 tuổi mới có sự nghiệp.

Khuôn mặt chữ Giáp (甲)

Chữ Giáp ngược với chữ Do nên khuôn mặt này sẽ có trán nở cằm nhọn, bộ mặt hình tam giác lật ngược.

Phần lớn những người sở hữu khuôn mặt này đều không đủ tài lộc, từ nhỏ đến năm 25 tuổi thường được sống thanh nhàn và có thể có công danh ở mức tiểu quý hiển nhưng vẫn không tránh khỏi cảnh tiền phú hậu bần. Đến khoảng ngoài 50 thì cuộc sống vất vả, phá tài, vợ con có thể chia lìa

Khuôn Mặt chữ Thân (申)

Chữ Thân trên dưới nhỏ, ở giữa lớn, nên theo đó khuôn mặt dài, trán nở phần gần chân mày nhưng hẹp ở đỉnh đầu, cằm dài. Tướng này tuổi nhỏ gặp nhiều vất vả, có cha mẹ cũng không được nhờ cậy, không có di sản của tổ phụ, phần lớn đa thọ nhưng về già cô độc.

Khuôn mặt chữ Phong (風)

Đây là khuôn mặt có hình dáng như chữ Điền nhưng không cân đối như chữ Điền, hai mang tai tóp lại làm khuôn mặt có dạng số 8.

Người sở hữu khuôn mặt trên trung niên trắc trở, mới đầu khá, sau suy sụp dần. Cả cuộc đời bình thường, không thể giàu sang. Đàn bà có tướng như trên dễ lưu lạc phong sương, khá về chồng thì hỏng về con, được con thì lại hỏng chồng.

Khuôn mặt chữ Dụng (用)

Hình dáng khuôn mặt này không cân xứng, thiếu ngay thẳng. Các bộ vị trán, lưỡng quyền, cằm, mắt, mũi, tai lệch lạc, méo mó không ngay ngắn. Đàn ông thì hình thê khắc tử, cơ khổ lênh đênh đến già. Đàn bà cũng vậy.

Tuy nhiên, nếu thân thể cân xứng, da dẻ tươi nhuận và thần khí sung mãn thì được hưởng vài chục năm đầu cuộc sống tạm gọi là bình thường.

Khuôn mặt chữ Vương (王)

Đây là gương mặt dạng chữ nhật đặt nằm dọc nhưng hai gò má nẩy nở. Người có khuôn mặt này thường khó thành công cả danh và lợi, thường có tiếng mà không có miếng, đời vất vả.

Người có tướng mặt hình chữ Vương thường là tài lộc bất toàn, có danh mà chẳng có lộc hoặc có lộc mà vô danh, khó có thể danh lợi song toàn. Nếu là kẻ có mưu trí cũng khó thành người phú quý. Những người này cả đời vất vả, bôn ba.

Mặt Tròn

Mặt tròn không có góc cạnh, theo nhà tướng học Trung Hoa Vương Văn Khiết thì đây là dạng khuôn mặt chữ Viên 圓, thường có các bộ vị dạng tròn trên mặt. Cuộc đời không sôi nổi, năng động. Người này thường thích hợp với cuộc đời ít tranh đấu nếu sinh vào thời bình thì còn được thong thả.

Họ là những người không chung thủy, dễ dàng phản bội, “gió chiều nào theo chiều ấy”.

Mặt Vuông

– Vuông phần trán giáp với chân tóc cho tới hàm, đó là người tham lam, bướng bỉnh, gàn dở.

– Vuông cả mặt, trán vuông hàm nở rộng như chim én xòe cánh, đó là tướng anh hùng cái thế.

– Vuông khoảng giữa, từ ngang mắt tới ngang môi, hai bên trán thu lại, dưới hai bên cằm hẹp lại, thì là người kém trí, tham lam, gàn dở.

Mặt Lưỡi Cày

Đây là dáng mặt dài thượt, thẳng tuột nhọn cằm, lưỡng quyền thấp, mũi thấp. Mặt có bề ngang hẹp, như cái lưỡi cày hoặc hẹp nhiều giống cái đinh là tướng cô độc, làm gì cũng thất bại, nghèo khổ.

* Thông tin mang tính chất tham khảo.

Theo Khám phá

Thuyền nhân vượt biển sau biến cố 1975

Sự kiện người dân vượt biển ra đi sau biến cố năm 1975 được coi là một cuộc di dân lớn, cũng là sự kiện đau thương đầy máu và...

Sách dạy nhiếp ảnh 1971 – Đường nét trong bố cục

Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục...

Sài Gòn và những công trình đầu tiên

Sài Gòn – thành phố không bao giờ ngủ, hòn ngọc của Viễn Đông – với lịch sử 300 năm, những công cuộc di dân, khai hoang mở đất, phát triển...

Liệt kê những rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Trước 1975, tại Sài Gòn có khoảng hơn 60 rạp hát lớn nhỏ. Thời ấy, người Sài Gòn giải trí chủ yếu là xem xi nê (hay còn gọi là...

Hoài niệm về những chiếc xe đạp

Xe đạp là vật dụng rất quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người Việt. Mới chỉ mấy chục năm trước thôi, chúng vẫn còn là niềm mơ ước của...

“Bánh vẽ” là gì?

Nhiều người cứ tưởng bánh vẽ là bánh do người ta tưởng tượng mà vẽ ra nên hai tiếng “bánh vẽ mới dùng để chỉ cái gì không có thật....

Thương hiệu xà bông Cô Ba vang bóng một thời

Những năm đầu thế kỷ XX, xà bông Cô Ba nổi lên như một biểu tượng thương hiệu Việt giữa rất nhiều thương hiệu nước ngoài được du nhập vào...

Ngôi chùa bị cháy

Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình...

Bánh lọt – lọt từ đâu lọt tới?

Bánh lọt là món quà quê rất quen thuộc ở miền Tây, lên cả Sài Gòn hoa lệ, đi vào không ít thi ca, những câu chuyện học trò… Từ...

Nguồn gốc câu “Lạy ông tôi ở bụi này”

“Lạy ông tôi ở bụi này” hay “lạy ông con ở bụi này”, “lạy thầy con ở bụi này” là một thành ngữ rất quen thuộc, dùng để nói về...

Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa là gì?

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái trộm đào. Khi đi qua...

Phải chăng ” lời chào cao hơn mâm cỗ “?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác,...

Exit mobile version