Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nữ sinh tài giỏi Harvard bị sát hại và cưỡng bức tại phòng ngủ

Vụ mưu sát Jane Britton gây ám ảnh bao thế hệ sinh viên Harvard đã được phá giải. Thế nhưng, điều đọng lại vẫn là niềm tiếc thương cho một sinh mạng đột ngột bị hủy hoại vào một đêm mùa đông buốt giá. Tại sao chân tướng không được làm sáng tỏ sớm hơn?

Lần vắng mặt đầu tiên và cuối cùng của cô nữ sinh tài hoa

Buổi sáng ngày 7/1/1969, lớp thạc sĩ ngành nhân chủng học của trường Harvard đang làm bài kiểm tra tổng quát. Thế nhưng có một nữ sinh vắng mặt trong bài thi vô cùng quan trọng này: Jane Britton, 23 tuổi.

Vụ án bí ẩn trường Harvard: Nữ sinh tài giỏi bị sát hại và cưỡng bức tại phòng ngủ, hung thủ không phải cái tên xa lạ nhưng bị bỏ sót gần 50 năm - Ảnh 1.

Nạn nhân Jane Britton

Điều này thật không bình thường. Bố mẹ của nữ sinh đều là những người trí thức được trọng vọng, nếu không phải giữ chức phó chủ tịch trường Cao đẳng Radcliffe thì cũng là học giả lịch sử danh tiếng. Bản thân Jane luôn học hành chăm chỉ ở Harvard, ngoài ra từng làm trợ giảng và góp sức phát hiện tàn tích thời đồ đá mới trong một chuyến khảo cổ ở Iran. Trong cuộc sống hàng ngày, Jane thường xuyên khiến mọi người kinh ngạc với đầu óc sắc sảo của mình. Nói tóm lại, cô là một sinh viên hoàn hảo.

James Humphries – bạn cùng lớp kiêm bạn trai của Jane, đã gọi điện nhiều lần nhưng cô không nghe máy. Cuối cùng, anh quyết định đến phòng ngủ của bạn gái ở lầu 4 khu chung cư gần trường.

James kêu cửa lớn tiếng đến nỗi làm hàng xóm chú ý. Người ở phòng kế bên cũng là sinh viên khoa nhân chủng học – Donald Mitchell. Hai người quyết định sẽ cùng bước vào căn phòng không khóa của Jane.

Họ kinh hoàng nhìn thấy cô đã nằm úp mặt xuống giường, trên người vẫn mặc nguyên áo ngủ màu xanh dương. Cơ thể cô bị khuất một phần sau lớp chăn và áo lông. Mitchell còn phát hiện đầu của Jane chảy rất nhiều máu, lập tức gọi cảnh sát.

Tại hiện trường, bác sĩ pháp y Arthur McGovern xác nhận điều tồi tệ nhất: Jane đã tử vong. Cô nữ sinh là nạn nhân trong một vụ tấn công tàn bạo dù không tìm thấy hung khí.

Vụ án mở đầu không mấy suôn sẻ: không có vật chứng hay nhân chứng, công chúng lại khao khát lời giải thích cho cái chết oan khuất của cô nữ sinh tài giỏi. Thế nhưng, có nằm mơ họ cũng không ngờ rằng vụ án sẽ bị “đóng băng” suốt gần nửa thế kỷ.

Bí ẩn về cánh cửa không khóa

Vào buổi tối buốt giá trước khi bị sát hại, Jane và James đã cùng một vài người bạn đi ăn nhà hàng rồi chơi trượt băng. Đến khoảng 10h30, cặp đôi về phòng Jane uống ca cao nóng.

Sau khi James rời đi được 1 giờ, Jane có qua nhà hàng xóm Donald để đón mèo cưng đang nhờ anh chăm sóc. Hai người đã uống một ít rượu sherry, rồi cô quay về phòng ngủ vào lúc quá nửa đêm, cụ thể là 12h30.

Trong đêm án mạng xảy ra, cả Donald và vợ mình đều không nghe thấy chuyện gì bất thường. Ngoài ra, điều gây khó hiểu là tại sao phòng Jane lại không khóa, cũng không có dấu hiệu cậy cửa.

Khu chung cư nơi Jane bị sát hại có trang bị cầu thang thoát hiểm – được cho là con đường đột nhập của hung thủ

Trong lúc cảnh sát dò hỏi xung quanh, bác sĩ pháp y đã tiến hành khám nghiệm thi thể. Nguyên nhân tử vong là đa chấn thương do vật cùn gây ra, dẫn đến nhiều vết bầm tím và tổn thương não. Báo cáo còn khẳng định Jane Britton là nạn nhân bị tấn công tình dục.

Mặt khác, giám định độc chất học cho thấy trong máu của nạn nhân không tìm thấy dấu vết đã uống sherry, chứng tỏ cô đã thiệt mạng trong vòng 1 giờ từ khi về phòng mình.

Việc cánh cửa để mở trong phòng nạn nhân đã khiến dư luận phản ứng vô cùng mạnh mẽ, vì đây là lần đầu tiên xảy ra án mạng trong tòa nhà gần trường Harvard. Nhưng cách đó 6 năm, nữ sinh Beverly Samans của trường Boston cũng bị sát hại ngay tại phòng ngủ, làm chấn động nước Mỹ lúc bấy giờ.

Sau khi Jane Britton qua đời, đã xuất hiện nhiều ghi nhận rằng khu chung cư mà nhiều sinh viên Harvard tá túc thực chất “bẩn thỉu và nhếch nhác”, khóa cửa thì hỏng hóc nhưng ban quản lý cũng chẳng quan tâm sửa chữa. Các sinh viên đã nhiều lần lên tiếng lo ngại về vấn đề an ninh, tuy nhiên người đại diện trường Harvard lúc bấy giờ đã lên tiếng bác bỏ mọi ý kiến chỉ trích.

Tất cả manh mối đi vào ngõ cụt, nghi kị lại len lỏi ở Harvard

(Ảnh minh họa: The Crimson)

Ban đầu, cảnh sát lập giả thiết rằng hung thủ đến từ trường Harvard. Vì vậy, họ tra hỏi các sinh viên và giáo sư khoa nhân chủng học, đặc biệt quan tâm đến những người cùng Jane đi khảo sát ở Iran vào mùa hè năm ngoái.

Nguyên nhân vì sao? Đó là do cảnh sát phát hiện có thổ hoàng (loại chất giống như đất sét màu đỏ) được tìm thấy trên cả thi thể lẫn xung quanh phòng của nạn nhân. Do thổ hoàng thường xuất hiện trong các khu lăng mộ cổ của người Ba Tư, phía điều tra viên nghi ngờ hung thủ chính là người am hiểu về lĩnh vực này.

Hơn nữa, báo đài lúc ấy đưa tin chuyến đi thực tế ở Iran không hề đơn giản. Jane và 8 thành viên khác đã phải tranh giành, phô diễn năng lực để có được vị trí đó. Tuy nhiên, cảnh sát không phát hiện được điều gì đáng ngờ và cho rằng truyền thông đã thổi phồng vấn đề.

Mặt khác, thổ hoàng cũng biến thành 1 manh mối vô dụng. Thực chất, nó rơi ra từ các tranh vẽ của cô nữ sinh xấu số.

Hướng suy luận tiếp theo dĩ nhiên tập trung vào việc cưỡng bức. Trên thực tế, cảnh sát tìm được mẫu tinh dịch của hung thủ, tuy nhiên pháp chứng thời đó không thể giúp tìm được kẻ gây án thông qua ADN.

Ngoài ra, nhà điều tra phát hiện 1 món quà khảo cổ học mà vợ chồng Donald tặng cho nạn nhân đã biến mất không dấu vết. Đó là một hòn đá sắc cạnh, có thể chính là hung khí gây án. Về manh mối cuối cùng này, cảnh sát chỉ đưa thông tin rất nhỏ giọt, khiến mọi người nghĩ rằng mọi chuyện lại đi vào đường cùng.

Vụ án của Jane Britton chìm trong bí ẩn suốt nhiều năm về sau, nhưng không bạn bè nào có thể quên được hình ảnh cô nữ sinh tháo vát, thông minh và sở hữu sự nghiệp học hành vô cùng ấn tượng. Đáng buồn thay, bố mẹ Jane đều qua đời trong nỗi đau về cái chết oan khuất của con gái. Năm 1978, mẹ cô qua đời. Đến năm 2002, người bố cũng trút hơi thở cuối cùng mà không biết được chân tướng sự thật.

Tội phạm khét tiếng bị vạch trần nhờ công nghệ ADN

Mãi đến năm 2017, khi dư luận Mỹ gây áp lực đòi công khai toàn bộ hồ sơ vụ án, các nhà điều tra mới quyết định tìm hiểu một lần nữa. Họ lật lại những bằng chứng xưa cũ và tiến hành xét nghiệm ADN theo công nghệ pháp chứng hiện đại.

Điều bất ngờ đã xảy ra: có 1 kết quả trùng khớp. Mẫu tinh dịch tại hiện trường được xác định thuộc về Michael Sumpter – kẻ từng bị kết án giết người và hiếp dâm, nhưng đã chết vào năm 2001 vì bệnh ung thư.

Dù không có mẫu ADN của nghi phạm để xác minh nghi ngờ, nhưng nhà điều tra vẫn còn cơ hội phá án. Họ lấy mẫu xét nghiệm của em trai Michael Sumpter về đối chiếu. Kết quả trùng khớp 99,92% với mẫu ADN tại hiện trường năm xưa, do hung thủ và em trai có cùng huyết thống với nhau.

Cuối cùng vụ án đã sáng tỏ. Hung thủ không ai khác chính là Michael Sumpter – kẻ đã cưỡng hiếp và sát hại tàn nhẫn sinh viên Jane Britton vào năm 1969.

Hung thủ Michael Sumpter đã chết 17 năm vào thời điểm bị buộc tội

Điều bất ngờ nhất là kẻ sát nhân cũng không phải gương mặt xa lạ. Theo văn phòng luật sư hạt Middlesex, hung thủ sinh ra và lớn lên ở khu dân cư gần trường Harvard. Năm 1967, hắn chỉ sống cách căn hộ của nạn nhân khoảng hơn 1 cây số. Ngoài ra, 3 năm sau cái chết của Jane Britton, hung thủ lại tiếp tục hành hung một phụ nữ và luôn sống một cuộc đời “vào tù ra tội”.

Ngày 20/11/2018, văn phòng luật sư hạt Middlesex tuyên bố: “Giờ đây chúng tôi tự tin cho rằng, người đàn ông Michael Sumpter đã đột nhập vào căn hộ của Jane qua cửa sổ, rồi tấn công và sát hại nạn nhân trên giường ngủ trước khi bỏ trốn”. Hung thủ và nạn nhân không quen biết lẫn nhau, động cơ gây án được cho là ham muốn sắc dục và sự tàn bạo vô nhân tính.

Đến tận mùa đông 2018, em trai của nạn nhân – Reverend Boyd Britton – vẫn không thể nguôi ngoai nỗi đau mất đi người thân. “Gần nửa thế kỷ đã trôi qua với vụ án bí ẩn của Jane. Tội ác dã man này đã phá hoại tương lai đầy hứa hẹn của chị ấy và làm tan nát cả gia đình chúng tôi. Bằng chứng ADN có lẽ là kết luận sau cùng mà chúng tôi có được. Tuy nhiên, để có thể học cách thấu hiểu và tha thứ vẫn mãi là những thử thách gian nan”.

(Theo MF, Boston, Washington Post)

Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời

Một trong những khía cạnh đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người thừa nhận là lời ca: lời ca như thơ, khác thường, độc đáo, sâu đậm......

Tần Thủy Hoàng không phải là bạo chúa?

Nói đến Tần Thủy Hoàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những cụm từ miêu tả về ông như: Đốt sách chôn nho, tìm thuốc trường sinh bất lão, sát...

Người chồng lái xe ôm – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chiều nαy, có việc ρhải đi gấρ,mà xe thì chồng đi, gọi tαxi mãi ko được. Bảo nhân viên đặt hộ cho xe ôm. Cậu xe ôm đến đón, lên...

Bát Tiên Quá Hải là ai?, sao lại sử dụng khi có lễ Chúc Thọ

Bát Tiên Quá Hải là một trong những điển tích nổi tiếng hay được sử dụng trong thơ ca hội họa của nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam,...

Các biện pháp giám sát thi cử dưới thời nhà Nguyễn

Để đảm báo sự công bằng cho các kỳ thi tuyển chọn nhân tài ra giúp nước, triều đình nhà Nguyễn đã có nhiều biện pháp giám sát các kỳ...

Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể "Ba tao lóng rày khỏe" thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể "Cha tao khỏe...

Ba người đi cùng tất có người là thầy của ta

Địa vị cao hay thấp của một người không được quyết định bởi tài phú, mà là do mức độ cao hay thấp của đạo đức và học vấn quyết định. Một người muốn...

Đám ma to

Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau muốn làm ma rõ to. Trang Tử thấy vậy bảo: “Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm...

Thiền là gì?

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì? Thiền, nói cho đầy đủ là Thiền...

Chúa Chổm có phải là vua Lê?

"Nợ như Chúa Chổm" là thành ngữ rất phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng:...

Đào Nguyên và Thiên Thai là chốn nào?

Chào mừng đón hỏi dò la, ĐÀO NGUYÊN lạc lối đâu mà đến đây ? Đó là hai câu trong Truyện Kiều tả lúc Thúy Kiều nằm mơ thấy Đạm...

Exit mobile version