Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vụ án căn nhà số 25

Điểm kỳ lạ thứ hai là ở phương thức và thời gian hạ sát nạn nhân. Tại hiện trường mọi vật dụng trong nhà đều sạch sẽ ngăn nắp, không có dấu vân tay lạ, cơ thể các nạn nhân không có dấu hiệu bị tổn thương, chứng tỏ không hề có bất cứ tranh chấp nào trước khi bi kịch xảy ra. Vì lẽ đó, đội điều tra ban đầu cho là các nạn nhân đã bị chuốc thuốc mê hoặc uống thuốc độc chết. Thế nhưng nhân viên pháp y đã chứng thực rằng cả 5 người con của Chí Cần và Chân Mễ không hề bị dính thuốc mê hay thuốc độc, khả năng là các nạn nhân đã bị làm cho ngạt chết trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo. Giám định pháp y cũng xác định rằng các nạn nhân không bị sát hại trong cùng một ngày.

Bên cạnh đó, cảnh sát tìm thấy 3 đầu thuốc tại hiện trường nhưng kiểm tra ADN cho thấy mẩu thuốc này không phải từ 5 nạn nhân, cũng không phải của Chí Cần và Chân Mễ. Loại thuốc lá này là thuốc dành cho nữ khá nổi tiếng, vì thế cảnh sát có lý do cho rằng người hút có thể là nữ và người này có khả năng là một trong những người tham gia vào vụ giết người dã man.

Ngoài ra, cảnh sát lại tìm thấy hai bức thư trong nhà, một viết trên giấy với nội dung cầu cứu: “Hãy gọi cảnh sát, bọn trẻ đã bị bắt cóc. Chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Cứu với!”. Một lời nhắn khác được viết lên tờ tiền 1000 Đài tệ: “Khu phố 285, số nhà 25, đã bị khống chế. Quan trọng, hãy gọi cảnh sát”. Nếu như hai vợ chồng họ muốn tìm sự giúp đỡ thì sao lại để giấy nhắn bên trong nhà mà không tìm cách vứt ra ngoài cửa? Tuy nhiên, khi kiểm tra các camera giám sát trên đường, cảnh sát phát hiện vợ chồng Chí Cần, Chân Mễ xuất hiện tại nhà ga Cát An không lâu sau khi án mạng xảy ra và từ hình ảnh cho thấy họ không hề bị bất cứ sự kiểm soát của ai cả.

Một chiếc máy ảnh được tìm thấy trong nhà các nạn nhân nhưng lại không hề có thẻ nhớ. Phải chăng có điều gì đó quan trọng mà hai vợ chồng Chí Cần, Chân Mễ muốn giấu giếm?

Bi kịch gia đình xuất phát từ nợ nần?

Theo thông tin ghi nhận, Chí Cần và Chân Mễ có một cửa hiệu chụp ảnh, chuyên chụp hình cho khách du lịch tại những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hoa Liên. Vì muốn mở rộng công việc làm ăn, Chí Cần đã vay một khoản tiền lớn, khoảng 3 triệu Đài tệ (hơn 90 nghìn đô la Mỹ). Tuy nhiên việc làm ăn thất bại, Chí Cần không đủ khả năng chi trả nợ nần và có lẽ đây là nguyên nhân khiến cho gia đình họ lâm vào cảnh tang thương.

Hồ sơ của cảnh sát ghi nhận lời khai từ phía họ hàng bà con, bạn bè của Chí Cần rằng anh ta có nhiều biểu hiện bất ổn về mặt tâm lý.

Một nhân vật bị tình nghi khác chính là chủ nợ của Chí Cần. Do mâu thuẫn về tiền bạc người này từng lớn tiếng dọa nạt sẽ giết chết cả nhà Chí Cần. Cuối cùng cảnh sát chứng thực được anh ta đã không có mặt tại Hoa Liên vào thời điểm xảy ra vụ án.

Nhiều năm sau đó, vụ mất tích của 2 vợ chồng Chí Cần, Chân Mễ cũng như cái chết bí ẩn của 5 người con họ vẫn không có bất cứ một tiến triển nào.

Hai bộ hài cốt trong rừng liệu có phải là lời giải đáp?

Tháng 6 năm 2015, một người đàn ông trong lúc đi vào rừng trên núi Hoa Liên, bất ngờ phát hiện được hai chiếc sọ người. Lực lượng cảnh sát được thông báo liền tức tốc đến tìm hiểu sự việc. Đội pháp chứng đã phải làm việc cật lực ngày đêm để thu thập các mảnh xương về xét nghiệm. Do hai bộ hài cốt đã bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khí hậu tự nhiên trong nhiều năm trời, nhiều phần xương trở nên giòn, nứt và rất dễ vỡ vụn khiến cho việc tìm lại ADN nạn nhân càng thêm phần khó khăn.

Tại hiện trường họ còn tìm được nhiều vật dụng cá nhân bao gồm quần áo, mắt kính, giày dép cùng với một lọ thuốc trừ sâu. Sau nhiều ngày tỉ mỉ phân tích và xét nghiệm, đội pháp y đã xác định rằng hai bộ hài cốt này thuộc về Lưu Chí Cần và Lâm Chân Mễ. Chính là cặp vợ chồng mất tích sau vụ thảm sát 9 năm trước. Vị trí của hai bộ hài cốt chỉ cách nhà của hai vợ chồng khoảng 2 cây số.

Trong xương của Chí Cần và Chân Mễ tìm được dấu vết của thuốc trừ sâu nên cảnh sát cho rằng hai vợ chồng sau khi giết chết 5 đứa con đã cùng nhau bỏ trốn rồi tự sát. Không lâu sau khi phát hiện hai bộ hài cốt, phía cảnh sát đã công bố 2 trong số những bức ảnh được phục hồi từ bộ nhớ trong của chiếc máy ảnh tại hiện trường năm xưa. Hình ảnh đáng sợ một lần nữa đã làm rúng động toàn dư luận Đài Loan.

Trong bức ảnh cho thấy một người đàn ông đeo bao tay, được chụp từ phía sau đang trói tay chân của một trong số các nạn nhân. Dù không thấy rõ mặt nhưng người ta tin rằng đó là Chí Cần đang chính tay sát hại con mình, và người chụp lại những bức hình này có thể chính là Chân Mễ. Tuy nhiên cảnh sát không có một bằng chứng nào để chứng minh được điều này, cũng như còn quá nhiều điều xung quanh vụ án vẫn không thể giải thích được cho đến ngày hôm nay.

(Tổng hợp)

Tục ngữ – thành ngữ Việt Nam và thế giới về chuột

1. Tục ngữ - thành ngữ - ca dao Việt Nam về chuột: Chuột đóng góp vào kho tàng ngôn ngữ, làm phong phú cho tục ngữ – thành ngữ...

Lương y như từ mẫu

Xin cho biết nghĩa của hai chữ "từ mẫu" và tại sao nói "lương y như từ mẫu"? Về hình thức cú pháp thì từ mẫu là danh ngữ; chỉ...

Ảnh hiếm về vị đại gia giàu thứ nhì sài gòn xưa

Dân Sài Gòn xưa lưu truyền câu “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” để nói về bốn người giàu nhất “Hòn ngọc Viễn Đông”. “Nhì Phương” chính là...

Dinh Hoàng A Tưởng – tòa dinh thự cổ bề thế nhất vùng Tây Bắc

Độ xa hoa của dinh Hoàng A Tưởng không chỉ thể hiện trong quy mô, kiến trúc mà còn ở cách thức xây dựng… Nằm trên một ngọn đồi thấp...

Hồi ức một thời về Vũng Tàu – Cap Saint Jacques

Vũng Tàu – Cap Saint Jacques, nơi từng là biên giới xứ Chân Lạp, được các chúa Nguyễn lấy về trong quá trình mở mang bờ cõi, rồi phát triển...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Sến chưa chắc là bolero, bolero nào phải sến

Buồn lòng khi bây giờ (chưa lâu lắm) mà mọi người đã quên mất ngày trước nhạc cũ bị dán mác nhạc vàng một cách khinh miệt như thế nào!...

Người trong cùng họ có lấy nhau được không?

ở các nước Âu Mỹ, anh chị em con chú bác ruột vẫn có quyền lấy nhau, qua tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" ta thấy mối tình giữa hai anh em con...

Từ Việt gốc Pháp – Phần 2

Xe lửa nhà ga và tiếng xúp lê Xe lửa, còn có tên là hỏa xa hay tàu hỏa. Ở VN miền Bắc, dân ta dùng chữ tàu hỏa, tàu điện gọi những...

Sinh hoạt của người miền Nam 100 năm trước qua tranh ký họa của Trường vẽ Gia Định

Đám cưới, đám ma, tảo mộ ngày Tết, trang phục, bữa ăn hàng ngày… của cư dân Sài Gòn xưa được ghi lại trong hàng trăm bức tranh ký họa...

Câu chuyện về lòng tử tế

Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại...

Tại sao có tên gọi là “Áo bà ba”?

“Áo bà ba” là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi “áo bà ba” bắt nguồn từ đâu có nhiều...

Exit mobile version