Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vụ án mất sách trong tu viện cổ

Không khí nghi kỵ bao trùm tu viện cổ trên đỉnh núi khi những cuốn sách quý trong thư viện biến mất không dấu vết.

Tháng 8/2000, cuốn sách quý đầu tiên biến mất không dấu vết khỏi thư viện của tu viện Mont Sainte-Odile, nằm cách mặt đất hơn 700 m trên đỉnh núi thuộc vùng Alsace phía Đông nước Pháp.

Dù chỉ là một trong số hàng ngàn cuốn sách, nữ nhân viên dọn dẹp đã gắn bó lâu năm với nơi đây vẫn lập tức nhận ra. Cùng với người đứng đầu tu viện, bà lái xe xuống núi gặp cảnh sát để trình báo về quyển incunabula – tên gọi những cuốn sách hiếm được in trước năm 1501, giai đoạn đầu của phát minh máy in.

Tuy vậy, vụ trộm tạm thời bị cảnh sát gác lại vì thiệt hại dù sao cũng chỉ là một cuốn sách. Ngoài ra, phòng thư viện cũng không được khóa hay lắp đặt camera an ninh nên khó có manh mối điều tra.

Thư viện tại tu viện Mont Sainte-Odile. Ảnh: Benoît Morenne.

Hai tháng sau, kẻ trộm tiếp tục ra tay, lấy sạch toàn bộ số sách còn lại trong bộ 10 cuốn incunabula và để lại giá sách trống trơn như vết thương hở. Nhận được tin, cảnh sát lập tức xuất hiện tại tu viện để xét hỏi và rà soát các manh mối. Tuy vậy, cuộc điều tra mau chóng đi vào bế tắc do tu viện Mont Sainte-Odile là thắng cảnh du lịch nổi tiếng với hơn một triệu du khách mỗi năm nên hiện trường thường xuyên có người lạ ra vào. Hệ thống camera an ninh tại cổng tu viện cũng không hoạt động.

Dù muộn màng, người đứng đầu tu viện đã cho thực hiện một số biện pháp như thay khóa và gia cố cửa thư viện, hạn chế người ra vào. Các biện pháp này dường như đã có kết quả vì hàng tháng trôi qua mà không có thêm vụ trộm nào. Tới mùa thu năm 2001, tu viện có người đứng đầu mới nhưng người này không biết về vụ trộm nên sự việc bị rơi vào quên lãng.

Tháng 4/2002, nữ nhân viên dọn dẹp tiếp tục phát hiện sách bị mất tích. Thiệt hại lần này là hàng trăm cuốn sách, trong đó bao gồm bản thảo cổ của tác giả nổi tiếng như Aristotle, Homer…

Thư viện nằm trên phòng gác mái của một tòa nhà trong tu viện. Cửa ra vào và cửa sổ bị khóa, không có dấu hiệu bị cậy phá nhưng bằng cách nào đó, kẻ trộm đã có thể lẻn vào trong căn phòng gác mái. Cảnh sát nghi ngờ vụ trộm do người trong tu viện thực hiện nhưng không có chứng cứ.

Khi cuộc điều tra diễn ra, những cuốn sách quý vẫn đều đặn “bốc hơi”. Vì thế, cảnh sát kết luận kẻ trộm ắt phải dùng đường khác để vào được bên trong thư viện. Sau khi lùng sục mọi ngóc ngách trong thư viện, một cảnh sát viên đẩy nhẹ vào giá sách và phát hiện căn phòng bí mật dẫn ra nhà khách tu viện. Cho rằng tên trộm còn quay lại, cảnh sát lắp đặt camera giấu kín bên trong phòng bí mật để đón lõng.

Được thành lập từ năm 690, tu viện Mont Sainte-Odile nằm trên đỉnh núi cao hơn 700 m. Ảnh: Cabinet Magazine.

Đúng dự đoán, tên trộm cuối cùng đã xuất hiện trong ống kính camera vào 19h ngày 19/5/2002. Trong hai tiếng, gã bỏ sách trên giá vào ba chiếc vali rồi vận chuyển ra ngoài theo đường cũ mà không biết đang bị cảnh sát theo dõi nhất cử nhất động.

Khi chạm đất, tên trộm bị cảnh sát đã chờ sẵn ập đến khống chế. Hắn ta không nói một lời khi tra tay vào còng số 8.

Tên trộm là Stanislas Gosse, giáo viên một trường kỹ thuật ở thành phố Strasbourg, Alsace. Tại nhà Stanislas, cảnh sát thu hồi nguyên vẹn hơn 1.000 cuốn sách bị mất cắp được bọc cẩn thận trong túi nylon và xếp ngay ngắn. Phần lớn trong số đó, Stanislas đã dán nhãn có ghi tên riêng bằng kiểu chữ Gothic, đè lên nhãn gốc của thư viện. Số sách mất cắp không được định giá chính thức, nhưng chỉ riêng sách incunabula đã có giá trị ước tính khoảng 2.000 Euro mỗi cuốn.

Tại cơ quan điều tra, Stanislas cho biết học tiếng La-tinh nên rất đam mê sách cổ, khi đọc về tu viện Mont Sainte-Odile tại thư viện công cộng đã phát hiện tấm bản đồ vẽ tay. Trên bản đồ có chỉ dẫn về căn phòng gác mái bí mật, nơi trưởng bối trong tu viện từng dùng để ngầm quan sát hậu bối nhưng sau đó được chuyển thành thư viện. Vì căn phòng bị ngưng sử dụng từ nhiều đời trước, ít người biết tới.

Để tới được phòng bí mật ở gác mái, Stanislas đã trà trộn vào đoàn du khách để vào nhà khách, rồi từ đó đu dây và đi cầu thang hẹp vào phòng gác mái. Từ đây, Stanislas mò ra được cơ chế lẫy để mở cánh cửa bí mật đằng sau một trong những chiếc giá sách trong thư viện.

Stanislas Gosse. Ảnh: Especial.

Về động cơ gây án, Stanislas kể đã tự đặt ra sứ mệnh giải cứu sách quý bị bỏ mặc tại thư viện sau khi nhìn thấy chúng bị phủ đầy bụi và phân chim. Stanislas còn nói công việc hiện tại có thu nhập khoảng 4.000 Euro mỗi tháng, lại tiêu rất ít nên trộm sách chỉ để đọc, không phải để bán lấy tiền.

Một năm sau, ngày 18/6/2003, Stanislas bị tòa án thuộc vùng Alsace phạt 18 tháng tù và 17.000 Euro nhưng được cho hưởng án treo và vẫn được giữ công việc dạy học. Tại tòa, Stanislas xin lỗi người đứng đầu tu viện và được tha thứ.

Hiện, Stanislas ở tuổi 48 tuổi, sống độc thân cùng với mẹ. Ông ta vẫn được người đứng đầu tu viện chào đón tới thư viện để thăm sách nhưng với điều kiện phải đi qua cửa trước.

Quốc Đạt (Theo The Guardian, Narratively)

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương ba: Thí sinh

Ðiều kiện được dự thi Ðình là phải đỗ thi Hội, gọi là Trúng-cách hay Hợp-cách. Tuy nhiên, thời nhà Nguyễn, đôi khi vì ít người đỗ Trúng cách quá...

Cuộc tấn công cửa Thuận An ngày 16.8.1883

Tờ Le Temps (Thời đại) của Pháp số ra ngày 29.9.1883 trích đăng bản báo cáo của Đô đốc Pháp Amédée Courbet, chỉ huy lực lượng hải quân Pháp ở...

Tại sao “con Cóc” lại “là cậu ông Trời”?

Bài viết này trả lời hai câu câu hỏi chúng ta thường đặt ra là tại sao con cóc là cậu ông trời? Và các tượng lưỡng cư ngồi ở...

Tình khúc của Trương

Isaiah Goldstein là một nhà phê bình âm nhạc độc đáo trong thế giới của ông. Ông được trời cho nhĩ quan bén nhạy nên cảm nhận được những âm...

Bia Chợ Dinh

Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định...

Barber pole là gì? Tại sao người ta lại trang trí cây đèn này trước tiệm cắt tóc?

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trước hầu hết các quán cắt tóc dành cho nam giới (barber shop) đều sẽ trang trí một chiếc đèn xoay nhiều...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Giải nghĩa hai từ “Phù Nam”

Có phải “Phù Nam” là hai chữ Hán dùng để phiên âm tiếng Campuchia “phnom” có nghĩa là núi hay không? Tại sao lại lấy tiếng “núi” để gọi tên...

Người ăn xin đi gặp Phật Tổ và thay đổi số mệnh

Trước đây có một người ngày nào cũng ra ngoài đi ăn xin, anh ta rất muốn sống một cuộc sống bình thường, thế nên anh ta luôn xin lương...

Món Ăn Đường Phố

Mỗi lần đi du lịch một nước nào đó, tôi thích thử những món ăn của nước đó, nhất là những món ăn được bày bán trên đường phố. Thật...

Sản vật địa phương trong truyện dân gian Nam bộ

Đó là những truyện đưa ra một cách lý giải về tên gọi của một số cây trái địa phương. Trong đó, có những loài được lý giải bằng những...

Exit mobile version